Lỗi BSOD CrowdStrike vừa qua có mức độ nghiêm trọng đến mức nào? Cách khắc phục

BSOD CrowdStrike – sự cố công nghệ toàn cầu

Bắt đầu từ chiều 19/07, hàng triệu máy tính chạy Hệ điều hành Windows trên toàn cầu đồng loạt bị lỗi “màn hình xanh chết chóc” (Blue Screen of Death – BSOD). Đáng chú ý là lỗi này chủ yếu gây ảnh hưởng tới các máy tính của doanh nghiệp, gây gián đoạn nhiều dịch vụ công thiết yếu như hàng không, ngân hàng, truyền hình, bệnh viện,…

VietjetAir_BSOD
Thông báo gián đoạn dịch vụ của hãng hàng không VietJet liên quan đến sự cố máy tính Windows

 

Indigo_BSOD
Hãng hàng không Indigo (Ấn Độ) sử dụng vé viết tay do sự cố máy tính

 

Belfast_BSOD
Sân bay Belfast (Bắc Ireland) sử dụng bảng viết tay lịch trình bay, xa xa là một máy tính bị lỗi màn hình xanh (BSOD)

Đài truyền hình SkyNews của Anh đã không thể phát sóng trong vài giờ. Tại Mỹ và Châu Âu, đã có hàng nghìn chuyến bay bị hoãn hoặc hủy, các dịch vụ công như đường dây nóng, cứu hộ, cảnh sát cũng tạm dừng hoạt động.

Không ngoa khi nhiều chuyên gia công nghệ nhận định đây là sự cố công nghệ lớn nhất lịch sử.

Nguyên nhân

Do hiện tượng khởi động lại liên tục và thông báo “Recovery” trên màn hình nền xanh blue mà nhiều người cho rằng nguyên nhân do hệ điều hành Windows. Tuy nhiên sự cố này đã được xác định là do bản cập nhật của Falcon – một nền tảng bảo mật có mặt trên Windows do 1 hãng bảo mật có tên là CrowdStrike phát triển. Một lỗi lập trình trên bản cập nhật Falcon đã khiến Windows bị lỗi BSOD và rơi vào vòng lặp khởi động lại vô hạn.

CrowdStrike là một hãng bảo mật ra đời năm 2011 có trụ sở tại bang Texas – Mỹ. Công ty này chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật giúp ngăn chặn lạm dụng và tấn công mạng. CrowdStrike có tới 29.000 khách hàng doanh nghiệp, trong số đó có tới hơn 500 khách hàng nằm trong danh sách Fotune 1000. Chính phủ Mỹ cũng là 1 khách hàng lớn của CrowdStrike.

CrowdStrike
CrowdStrike: anh hùng trở thành tội đồ

Cách khắc phục cho người dùng cuối

Nếu máy tính của bạn chạy Windows, tốt nhất bạn nên tắt tính năng AutoUpdate trong lúc chờ CrowdStrike khắc phục xong lỗi của bản cập nhật Falcon. Nếu máy tính của bạn đã bị ảnh hưởng của lỗi này rồi thì cách xử lý tạm thời như sau:

– Khởi động lại Windows ở chế độ SafeMode

– Truy cập vào thư mục: “C:\ Windows\System32\Drivers\CrowdStrike”

– Tìm và xóa file : C-0000029*.sys

– Khởi động lại Windows và sử dụng bình thường.

Bài và ảnh: team MaiATech sưu tầm, tổng hợp

Chia sẻ bài viết
Blog

IT helpdesk và IT Support là gì? Sự Khác Biệt và Tầm Quan Trọng Trong Môi Trường Công Nghệ 4.0

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, vai trò của IT Helpdesk và IT Support trở nên vô cùng quan trọng trong việc duy trì và tối ưu hóa hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai vị trí này có những đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt, và vẫn cần tồn tại cả hai trong một hệ thống để đảm bảo sự hoạt động suôn sẻ của môi trường công nghệ. Hãy khám phá sự khác biệt giữa IT Helpdesk và IT Support, cũng như lý do tại sao cả hai đều quan trọng trong một tổ chức. 1. IT Helpdesk và IT Support sự khác biệt  1.1 IT Support là gì? IT Support là các dịch vụ và hoạt động nhằm hỗ trợ và duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong một tổ chức. Công việc bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, quản lý hạ tầng IT, triển khai phần mềm, sửa chữa, bảo trì, bảo mật thông tin, và hướng dẫn người dùng. IT Support có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất 1.2 IT Helpdesk là gì? IT Helpdesk là một phần của hệ thống hỗ trợ công nghệ thông tin của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, đóng vai trò là điểm liên lạc chính giữa người dùng và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Cụ thể, IT Helpdesk cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi họ gặp vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm, mạng hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. 2. Vai trò và kỹ năng của IT Support và IT Helpdesk 2.1 Vai trò và kỹ năng của IT Support Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi gặp phải vấn đề về phần cứng, phần mềm hoặc mạng. Điều này bao gồm việc giải đáp các câu hỏi kỹ thuật, sửa chữa lỗi, và cung cấp hướng dẫn cài đặt và cấu hình. Quản lý Hạ tầng IT: Bảo trì và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, bao gồm các máy chủ, mạng, hệ thống lưu trữ, và thiết bị kết nối. Điều này bao gồm việc triển khai, cập nhật và duy trì các thành phần của hạ tầng IT. Bảo mật Thông tin: Bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức khỏi các mối đe dọa mạng và tấn công bằng cách triển khai và duy trì các biện pháp bảo mật hiệu quả, bao gồm cả phần mềm bảo mật và chính sách an ninh thông tin. Sửa chữa và Bảo trì: Kiểm tra, sửa chữa và bảo trì phần cứng và phần mềm để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách mượt mà và ổn định. Điều này bao gồm việc thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Hướng dẫn và Đào tạo người dùng: Cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng liên quan một cách hiệu quả và an toàn.   Tóm lại, IT Support chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đọc thêm: Tìm hiểu thêm các khóa học tại MAIATECH Kỹ năng của IT Support: Kiến thức cơ bản về hệ điều hành, phần mềm, phần cứng máy tính cũng như cách sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và vận hành chúng. Có kiến thức và hiểu biết về thiết lập và kết nối mạng, an ninh mạng cũng như bảo mật thông tin hệ thống dữ liệu. Hiểu biết sơ bộ về các thiết bị di động để có thể xử lý khi cần. Khả năng học hỏi và cập nhật liên tục về các xu hướng công nghệ tiên tiến. Kiến thức về lập trình, phần mềm và các thư viện liên quan đến dự án. Kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu và sửa lỗi cài đặt, vận hành phần mềm. Kỹ năng hỗ trợ trên nền tảng Cloud.   Kỹ năng mềm: Kỹ năng Giao tiếp: Có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với người dùng từ các phòng ban khác nhau và trình bày thông tin kỹ thuật một cách dễ hiểu. Kỹ năng Giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích vấn đề, đưa ra các giải pháp và thực hiện các biện pháp khắc phục khi gặp phải các sự cố kỹ thuật. Kỹ năng Quản lý Thời gian: Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để ưu tiên và xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ người dùng. Kỹ năng Đào tạo và Hướng dẫn: Có khả năng hướng dẫn và đào tạo người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn. Kiên nhẫn và Lòng kiên nhẫn: Đôi khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp hoặc người dùng không hiểu biết về công nghệ, do đó, việc có lòng kiên nhẫn và sẵn lòng giải đáp các câu hỏi là rất quan trọng. 2.2  Vai trò và kỹ năng của IT Helpdesk Hỗ trợ Người Dùng Cuối: IT Helpdesk là điểm liên lạc chính giữa người dùng cuối và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Người dùng có thể liên hệ với IT Helpdesk khi họ gặp phải vấn đề kỹ thuật hoặc cần sự hỗ trợ về các vấn đề công nghệ thông tin. Giải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức mới