MaiATech

nhiều nỗ lực - một niềm tin

Lý do các kênh YouTube bị hack

Trong ngày 2/4 vừa qua, nhiều kênh Youtube bị hack không rõ nguyên nhân, trong đó có nhiều kênh YouTube lớn có hàng triệu người đăng ký. Điển hình có kênh “Mixi Gaming” (hơn 7,33 triệu người đăng ký), “Quang Linh Vlogs” (hơn 3,82 triệu người dăng ký). Vậy nguyên nhân khiến cho nhiều kênh YouTube bị hack là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân các kênh Youtube bị hack

Kênh Mixi Gaming

Theo như anh Phùng Thanh Độ – chủ kênh chia sẻ thì lý do khiến cho kênh YouTube bị hack là vì anh đã bị nhóm hacker mạo danh một công ty Game để mời anh hợp tác giới thiệu sản phẩm game mới của họ. Anh đã bị chúng lừa tải về một ứng dụng game “giả” – đây là ứng dụng mà nhóm hacker dùng để ăn cắp thông tin và chiếm quyền kiểm soát kênh Youtube.

kênh YoutUbe bị hack

Kênh Quang Linh Vlogs

Qua sự cố, chàng hot YouTuber quê xứ Nghệ đã rút ra được bài học kinh nghiệm lớn. Quang Linh chỉ ra nguyên nhân chính khiến cho hacker chiếm được quyền kiểm soát kênh là:
– Sử dụng phần mềm edit video “crack” (bẻ khóa)  – để tiết kiệm một phần chi phí hàng tháng nên đã sử dụng phải phần mềm chứa mã độc, virut.

Như vậy có thể thấy lý do khiến cho các kênh YouTube bị hack là do sử dụng các phần mềm không rõ nguồn gốc nên thiết bị điện tử bị nhiễm virut, tạo điều kiện cho các tin tặc ăn cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng máy tính của người dùng.

2. Cách phòng tránh

Để phòng tránh bị tin tặc tấn công, người dùng internet nên có một cái đầu “lạnh” trong mọi tình huống.

– Với email: luôn kiểm tra người gửi, không download các tệp tin không rõ nguồn gốc

– Mạng xã hội và các dịch vụ khác: Không tải file đính kèm không rõ nguồn gốc

– Nâng cao nhận thức, kiến thức khi sử dụng internet và các dịch vụ online

– Sử dụng mật khẩu mạnh, xác thực 2 lớp,…

– Kiểm tra kỹ các email, tin nhắn, đường link website trước khi thực hiện nhập thông tin

– Cài đặt các phần mềm cảnh báo, quét mã độc cho website

– Cảnh giác với những website sử dụng HTTP (kém an toàn) thay vì HTTPS (an toàn hơn)

– Luôn sử dụng Firewall và các chương trình diệt virus, malware,…

Share:

Facebook
Twitter
Telegram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *