Blog
Cách Tắt Thông Báo Trên Windows 11 Khi Kết Nối Với Máy Chiếu Để Tránh Sự Cố Tế Nhị
Khi sử dụng máy tính để thuyết trình qua máy chiếu, những thông báo bất ngờ trên Windows 11 có thể gây ra nhiều sự cố tế nhị và làm gián đoạn buổi thuyết trình. Để giúp bạn xử lý vấn đề này một cách hiệu quả, dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tắt thông báo trên Windows 11 khi kết nối máy chiếu. Cách tắt thông báo trên Windows 11 sử dụng chế độ không làm phiền (Turn on do not disturb automatically) Chế độ không làm phiền trên Windows giúp bạn tắt hoặc giảm thiểu thông báo khi đang làm việc hoặc thuyết trình. Để kích hoạt chế độ này, làm theo các bước sau: Bước 1: để mở Cài Đặt(Setting) nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài Đặt. Bước 2: chọn Notifications Tiếp theo bạn nhấn vào Turn on do not disturb automatically sau đó tích vào ô When duplicating display (priority notification banners are also hidden). Giờ đây, mỗi khi máy tính của bạn được kết nối với máy chiếu hoặc màn hình bên ngoài để trình chiếu nội dung cho nhiều người cùng xem, những hộp thoại thông báo được gửi đến các phần mềm trên Windows sẽ tự động được ẩn đi, điều này không chỉ giúp bạn có thể tránh được những tình huống khó xử, mà sẽ bảo vệ được sự riêng tư của bạn khi đang chia sẻ màn hình máy tính của mình cho đông người. Cách tắt thông báo từng ứng dụng cụ thể trên Windows 11 Bước 1: để mở Cài Đặt(Setting) nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài Đặt. Bước 2: chọn Notifications Bạn có thể chọn tắt thông báo của tất cả ứng dụng khi tích chuyển phần Notifications sang off hoặc kéo xuống phần Notifications from apps and other senders để tắt thông báo ứng dụng nào bạn muốn bạn muốn tắt thông báo của ứng dụng nào thì có thể tích vào để chuyển nó sang off, ví dụ như ảnh dưới đây mình đã tắt thông báo cho 2 ứng dụng J2TEAM Security và OMEN Gaming Hub để tránh trường hợp khi đang kết nối với máy chiếu thì thông báo của hai ứng dụng đó hiện lên. Sử dụng chế độ Focus Bước 1: để mở Cài Đặt(Setting) nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài Đặt. Bước 2: Chọn Focus Chúng ta có thể điều chỉnh thời gian của chế độ Focus và chọn các tùy chọn của chế độ tập trung bằng cách tích vào các ô sau: Show the timer in the Clock app: Một bộ đếm thời gian sẽ xuất hiện trên màn hình của bạn. Hide badges on taskbar apps: Ẩn các huy hiệu trên các ứng dụng trên thanh tác vụ. Hide flashing on taskbar apps: Ẩn nhấp nháy trên các ứng dụng trên thanh tác vụ. Turn on do not disturb: Bật chế độ không làm phiền. Khi sử dụng tính năng này kết hợp với việc thuyết trình, bạn sẽ tránh được những ảnh hưởng không cần thiết và tập trung hơn vào việc trình bày. Bạn sẽ nhận được thông báo khi thời gian tập trung kết thúc và cũng có thể kết thúc phiên tập trung sớm hơn nếu cần thiết. Lưu ý: Cách thức này đang áp dụng cho windows 11. Kết Luận Việc áp dụng các phương pháp trên không chỉ giúp bạn kiểm soát thông báo hiệu quả mà còn nâng cao chất lượng buổi thuyết trình của bạn. Bằng cách giảm thiểu các sự cố tế nhị và đảm bảo sự chuyên nghiệp, bạn có thể tập trung vào nội dung thuyết trình mà không lo bị gián đoạn bởi các thông báo không cần thiết. Hãy thử áp dụng những lời khuyên trên và tận hưởng một buổi thuyết trình mượt mà và thành công hơn bao giờ hết. Bạn có thể xem một số bài viết khác của công ty tại đây
Điện Thoại Của Bạn Có Hỗ Trợ NFC Hay Không? Dưới Đây Là 3 Cách Giúp Bạn Kiểm Tra
Điện thoại có hỗ trợ NFC hay không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt khi quy định mới về chuyển khoản ngân hàng có hiệu lực, người dùng nước ta phải sử dụng điện thoại hỗ trợ NFC để quét thông tin từ chip nhớ trên CCCD. NFC (Near Field Communication) là công nghệ không dây tầm ngắn, cho phép kết nối nhiều thiết bị với nhau chỉ bằng một lần chạm. NFC mang đến rất nhiều tiện ích cho người dùng, bao gồm thanh toán không tiếp xúc qua Google Pay và quá trình chuyển khoản tiện lợi. Dưới đây là một số cách kiểm tra liệu điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không: Kiểm tra thông qua cài đặt thiết bị Bước 1: Truy cập vào Cài đặt trên điện thoại. Bước 2: Tìm và chọn Kết nối hoặc Mạng & Kết nối. Bước 3: Nếu thiết bị có hỗ trợ NFC, bạn sẽ thấy mục NFC hoặc Tín hiệu và kết nối khác. Dưới đây là cài đặt của điện thoại TECNO Pova 5: Kiểm tra điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không bằng cách gián tiếp Đầu tiên, người dùng có thể kiểm tra việc hỗ trợ NFC thông qua các trang thông số bên thứ ba, chẳng hạn như GSMArena. Cách làm như sau: Bước 1 – Truy cập website gsmarena.com Bước 2 – Tại khung Search, tìm tên thiết bị bạn đang sử dụng. Chẳng hạn, bài viết này sử dụng OPPO Reno11 5G. Bước 3 – Lướt xuống phía dưới, tìm đến mục Comms (Kết nối). Tại mục NFC, nếu trang web báo Yes, thiết bị của bạn có hỗ trợ NFC. Nếu hệ thống báo Yes (market/region dependent), thiết bị hỗ trợ NFC, tuy nhiên giới hạn ở một số thị trường. Người dùng cũng có thể kiểm tra thông qua website chính thức của hãng. Đầu tiên, người dùng tìm từ khoá [tên thiết bị] + thông số kỹ thuật, sau đó truy cập website của hãng. Tìm đến mục NFC và thực hiện các bước tương tự. Dưới đây là thông số của điện thoại xiaomi 13T pro Kiểm tra điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không bằng ứng dụng Bước 1 – Truy cập Play Store, tải và cài đặt ứng dụng có tên NFC Check. Bước 2 – Khởi động ứng dụng, sau đó chọn mục NFC Check. Nếu hỗ trợ, hệ thống sẽ báo “NFC is supported and enabled!”. Kết Luận Trên thực tế, hầu hết các điện thoại tầm trung và cao cấp tại Việt Nam đều được tích hợp sẵn công nghệ NFC khi xuất xưởng. Tuy nhiên, có một số mẫu máy giá rẻ bị cắt giảm tính năng này nhằm hạ giá bán sản phẩm. Điều này có nghĩa là người dùng có thể gặp khó khăn khi không thể sử dụng tính năng thanh toán không tiếp xúc hay quét xác thực căn cước công dân. NFC là một công nghệ tiện lợi giúp kết nối và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng. Kiểm tra xem điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không là một quá trình đơn giản và nhanh chóng. Bằng cách sử dụng một trong những phương pháp trên, bạn có thể dễ dàng xác định xem thiết bị của mình có tính năng này hay không. Nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ NFC, bạn có thể cân nhắc nâng cấp lên một mẫu mới hơn nếu tính năng này là điều bạn quan tâm. Chúc các bạn thành công! Lưu ý: ở trên là hướng dẫn dành cho điện thoại Android vì tất cả các mẫu iPhone đang được phát hành hiện nay đều có công nghệ NFC. Bạn có thể xem thêm các bài viết của công ty chúng tôi tại đây
Lỗi BSOD CrowdStrike vừa qua có mức độ nghiêm trọng đến mức nào? Cách khắc phục
BSOD CrowdStrike – sự cố công nghệ toàn cầu Bắt đầu từ chiều 19/07, hàng triệu máy tính chạy Hệ điều hành Windows trên toàn cầu đồng loạt bị lỗi “màn hình xanh chết chóc” (Blue Screen of Death – BSOD). Đáng chú ý là lỗi này chủ yếu gây ảnh hưởng tới các máy tính của doanh nghiệp, gây gián đoạn nhiều dịch vụ công thiết yếu như hàng không, ngân hàng, truyền hình, bệnh viện,… Đài truyền hình SkyNews của Anh đã không thể phát sóng trong vài giờ. Tại Mỹ và Châu Âu, đã có hàng nghìn chuyến bay bị hoãn hoặc hủy, các dịch vụ công như đường dây nóng, cứu hộ, cảnh sát cũng tạm dừng hoạt động. Không ngoa khi nhiều chuyên gia công nghệ nhận định đây là sự cố công nghệ lớn nhất lịch sử. Nguyên nhân Do hiện tượng khởi động lại liên tục và thông báo “Recovery” trên màn hình nền xanh blue mà nhiều người cho rằng nguyên nhân do hệ điều hành Windows. Tuy nhiên sự cố này đã được xác định là do bản cập nhật của Falcon – một nền tảng bảo mật có mặt trên Windows do 1 hãng bảo mật có tên là CrowdStrike phát triển. Một lỗi lập trình trên bản cập nhật Falcon đã khiến Windows bị lỗi BSOD và rơi vào vòng lặp khởi động lại vô hạn. CrowdStrike là một hãng bảo mật ra đời năm 2011 có trụ sở tại bang Texas – Mỹ. Công ty này chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật giúp ngăn chặn lạm dụng và tấn công mạng. CrowdStrike có tới 29.000 khách hàng doanh nghiệp, trong số đó có tới hơn 500 khách hàng nằm trong danh sách Fotune 1000. Chính phủ Mỹ cũng là 1 khách hàng lớn của CrowdStrike. Cách khắc phục cho người dùng cuối Nếu máy tính của bạn chạy Windows, tốt nhất bạn nên tắt tính năng AutoUpdate trong lúc chờ CrowdStrike khắc phục xong lỗi của bản cập nhật Falcon. Nếu máy tính của bạn đã bị ảnh hưởng của lỗi này rồi thì cách xử lý tạm thời như sau: – Khởi động lại Windows ở chế độ SafeMode – Truy cập vào thư mục: “C:\ Windows\System32\Drivers\CrowdStrike” – Tìm và xóa file : C-0000029*.sys – Khởi động lại Windows và sử dụng bình thường. Bài và ảnh: team MaiATech sưu tầm, tổng hợp
7 giai đoạn của trí tuệ nhân tạo AI
Giới thiệu trí tuệ nhân tạo AI Trong hơn nửa thế kỷ qua, trí tuệ nhân tạo AI đã phát triển vượt bậc từ những lý thuyết nền tảng ban đầu đến những ứng dụng thực tiễn mang tính cách mạng. Để hiểu rõ hơn về hành trình này, chúng ta hãy cùng khám phá các giai đoạn phát triển của AI, từ những bước khởi đầu cho đến hiện tại và tương lai đầy hứa hẹn. Trước tiên ta cần phải biết trí tuệ nhân tạo AI là gì? Sự ra đời của AI: AI xuất hiện như một lĩnh vực nghiên cứu vào giữa thế kỷ 20. Năm 1956, thuật ngữ “Artificial Intelligence” lần đầu tiên được sử dụng tại Hội nghị Dartmouth do John McCarthy, Marvin Minsky, Nathaniel Rochester, và Claude Shannon tổ chức. Hội nghị này được coi là sự kiện khởi đầu chính thức cho nghiên cứu và phát triển AI. Trí tuệ nhân tạo AI là gì? – Trí tuệ nhân tạo AI là lĩnh vực khoa học máy tính tập trung vào việc tạo ra các hệ thống hoặc máy móc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà thường yêu cầu trí tuệ con người. Các nhiệm vụ này bao gồm nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ra quyết định và tự động hóa các quy trình phức tạp. 1. AI phản ứng (Reactive AI) AI phản ứng, hay còn gọi là “Reactive AI“, là loại trí tuệ nhân tạo AI thiết kế để phản ứng với môi trường xung quanh một cách trực tiếp mà không có khả năng ghi nhớ hay học hỏi từ các trải nghiệm trước đó. Đây là giai đoạn cơ bản của AI, thường được ứng dụng trong các hệ thống mà việc phản hồi nhanh chóng và chính xác là điều quan trọng. Đặc Điểm Chính của AI Phản Ứng: – Không có khả năng học hỏi: AI phản ứng không lưu trữ thông tin về các tình huống đã xảy ra trước đó. Nó chỉ thực hiện các hành động dựa trên thông tin hiện tại và không thay đổi cách thức hoạt động của mình dựa trên kinh nghiệm. – Phản ứng ngay lập tức: Loại AI này hoạt động dựa trên các quy tắc và logic đơn giản để xử lý các tình huống cụ thể. Ví dụ, trong các trò chơi cờ, các chương trình AI phản ứng có thể tính toán các nước đi tốt nhất trong tình huống hiện tại mà không cần phải nhớ các nước đi trước. Ứng Dụng Thực Tiễn: – Hệ thống chơi game: Các trò chơi như cờ vua hoặc cờ vây sử dụng AI phản ứng để tính toán nước đi dựa trên các quy tắc của trò chơi. – Robot hướng dẫn: Các robot đơn giản, như robot hút bụi, sử dụng AI phản ứng để điều chỉnh hướng di chuyển và xử lý các vật cản trong môi trường của chúng. – Tự động hóa quy trình: Các hệ thống tự động hóa sản xuất có thể sử dụng AI phản ứng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể dựa trên các thông số đầu vào. Ví Dụ Điển Hình: – Một ví dụ điển hình của AI phản ứng là Deep Blue, máy tính của IBM đã đánh bại kỳ thủ cờ vua Garry Kasparov vào năm 1997. Deep Blue không có khả năng học hỏi từ các trận đấu trước mà chỉ dựa vào các thuật toán và quy tắc cụ thể để đưa ra các quyết định trong trận đấu. Xem trận đấu 2. AI bối cảnh (Limited memory) AI bối cảnh, hay còn gọi là “Limited Memory AI“, là loại trí tuệ nhân tạo AI có khả năng lưu trữ và sử dụng thông tin từ các tình huống trước đó để cải thiện hiệu suất và đưa ra các quyết định tốt hơn trong tương lai. Đây là một bước tiến so với AI phản ứng, khi AI bối cảnh có khả năng ghi nhớ và học hỏi từ kinh nghiệm, mặc dù khả năng ghi nhớ của nó vẫn bị hạn chế. Đặc điểm chính của AI bối cảnh: – Lưu trữ thông tin tạm thời: AI bối cảnh có khả năng lưu trữ thông tin từ các tình huống trước đó trong một khoảng thời gian nhất định. Thông tin này được sử dụng để cải thiện các quyết định và hành động trong các tình huống tương tự trong tương lai. – Khả năng học hỏi từ kinh nghiệm: Loại AI này có thể học hỏi và điều chỉnh hành vi của mình dựa trên các dữ liệu lịch sử, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và không lưu trữ thông tin lâu dài. Điều này giúp nó trở nên hiệu quả hơn trong các tác vụ cụ thể mà không cần đến khả năng ghi nhớ lâu dài của AI mạnh. Ứng dụng thực tiễn: – Xe tự lái: Hệ thống lái xe tự động sử dụng AI bối cảnh để ghi nhớ và phân tích thông tin từ các chuyến đi trước đó, chẳng hạn như các tuyến đường và điều kiện giao thông, để cải thiện hiệu suất lái xe. – Dịch vụ khách hàng: Các hệ thống chatbot và trợ lý ảo sử dụng AI bối cảnh để ghi nhớ các cuộc trò chuyện trước đó với người dùng, từ đó cung cấp các câu trả lời và dịch vụ phù hợp hơn. – Quảng cáo cá nhân hóa: AI bối cảnh phân tích hành vi người dùng từ các lần truy cập trước đó để cá nhân hóa quảng cáo và gợi ý sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thị. Ví Dụ Điển Hình: Một ví dụ điển hình của AI bối cảnh là trợ lý ảo như Siri hoặc Google Assistant. Những trợ lý này có
Mạng 5G là gì? – Tình hình 5G tại Việt Nam
1. Mạng 5G là gì? 5G là viết tắt của 5th Generation, hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G, được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. Được ra đời để kế thừa 4G, nhờ đó mà tốc độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn và nhiều hơn thế nữa. Không chỉ về tốc độ mà nó sẽ mở ra những ứng dụng hoàn mới và gây ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo. 2. Ưu điểm của mạng 5G Sự xuất hiện của mạng 5G hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều tiện ích và ứng dụng rộng rãi trong tương lai. Sau đây mình sẽ nêu ra những ưu điểm nổi bật trên 5G so với 4G. Mạng 5G Mạng 4G Tốc độ – Theo lý thuyết tốc độ 5G có thể đạt đến 10 Gbp/s (gigabit mỗi giây) thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbp/s.. – Với tốc độ như thế này, người dùng có thể tải bộ phim dài 2 giờ chưa được 10 giây. – Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s. – Nếu tải bộ phim 2 giờ sẽ mất khoảng 7 – 8 phút. Độ trễ – Độ trễ (ping) có thể xuống tới 10 ms, thậm chí là bằng không trong điều kiện hoàn hảo. – Độ trễ thấp giúp bạn chơi game đồ họa sẽ có sự phản hồi ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy độ trễ thấp hơn rất nhiều so với 4G. – Độ trễ (ping) là khoảng 30 ms hoặc có thể cao hơn nếu trong điều kiện không tốt. – Với điều kiện mạng không tốt, bạn sẽ cảm nhận độ trễ rõ rệt trong khi chơi game hay lướt web. Hỗ trợ kết nối thiết bị Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc như: – Điện thoại thông minh – Máy móc hạng nặng – Mạng cảm biến sử dụng trong các tòa nhà, thành phố, nông trại,… – Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng => Kết nối các thiết bị cá nhân người dùng và giữa các thiết bị máy móc với nhau. Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị. – Quá nhiều thiết bị cố gắng sử dụng mạng ở một nơi có thể gây tắc nghẽn. – Cơ sở hạ tầng mạng không thể đối phó với số lượng lớn thiết bị, dẫn đến tốc độ dữ liệu chậm hơn và thời gian trễ để tải xuống lâu hơn. => Khó kiểm soát được tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị. Khả năng truyền tín hiệu Để không bị nhiễu sóng, phần mềm trong ăngten sẽ truyền tín hiệu tập trung tới các thiết bị. Gây hao phí tài nguyên do truyền tín hiệu được phân tán xung quanh, kể cả không có thiết bị kết nối. Những trở ngại của mạng 5G: Mạng 5G phải sử dụng sóng siêu âm với tần số cao nhưng chúng không thể đi xuyên qua tường, mái nhà. Trong khi, bước sóng của mạng 4G lại có khả năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn. Do đó, vấn đề giải quyết tình trạng này có thể là sự xuất hiện độ phủ của những ăng-ten thu sóng. Kẻ thủ của thời lượng pin, các thiết bị chạy mạng 5G sẽ có tốc độ hao pin nhanh khi sử dụng 4G. Điều này sẽ sớm được khắc phục nhờ vào những cải tiến mới đến từ các nhà làm chip di động. Phát triển cơ sở hạ tầng cần chi phí cao. Các thiết bị cũ sẽ không hỗ trợ vì thế cần cần được thay thế để có thể sử dụng mạng 5G. 3. Xu hướng trong tương lai Với xu hướng thời đại công nghệ việc phủ sóng mạng 5G chỉ còn là điều tất yếu, sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu từ người dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống mang nét hiện đại, chuẩn mực. Truyền phát video 8K vô cùng đơn giản, tải xuống dữ liệu lớn trong nháy mắt và có độ trễ rất thấp. Chìa khóa để biến những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến hơn. Để chúng hoạt động hiệu quả nhất, chúng cần có khả năng nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu đến và đi từ những chiếc xe khác, hệ thống đường chỉ dẫn và hơn thế nữa. Những điều này đòi hỏi một tốc độ mạng nhanh, độ trễ thấp, nhiều băng thông và độ tin cậy cao. Một điều mà tốc độ và băng thông của 5G thực sự có thể giúp ích là Internet of Things (IoT). Tất cả mọi thiết bị, từ điều hòa thông minh đến đèn thông minh xuất hiện trong nhà có thể kết nối mọi thứ dễ dàng. 4.Tình hình 5G tại Việt Nam Trong năm 2020, Việt Nam chúng ta trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G. Mặc dù có xuất phát thấp, từng có rất nhiều người trong nước và ngoài nước không tin Việt Nam chúng ta có thể làm được. Hiện tại, 2 doanh nghiệp lớn trong nước là Viettel và Vingroup dưới dự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất hợp tác phát triển theo chuẩn mở Open RAN. Vingroup tập trung làm phần vô tuyến – phần cứng, Viettel tập trung làm phần xử lý tín hiệu – phần mềm và tích hợp thành sản phẩm thương mại. Việt Nam hiện tại có 3 nhà mạng lớn gồm có Viettel, MobiFone và VNPT cũng đã thử nghiệm thành
6 Công Nghệ Năng Lượng Tái Tạo: Bảo Vệ Hành Tinh Cho Tương Lai
Công nghệ năng lượng tái tạo là một trong những chủ đề đầy tiềm năng và hấp dẫn nhất trong bối cảnh hiện tại. Khi hành tinh của chúng ta đối mặt với khủng hoảng biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo không chỉ là giải pháp cho tương lai mà còn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Trong bài viết này, tôi sẽ khám phá chi tiết về các loại công nghệ năng lượng tái tạo phổ biến và tiềm năng của chúng trong việc thay đổi thế giới. 1. Năng lượng tái tạo: Mặt trời Lịch sử phát triển: Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo lâu đời nhất mà con người biết đến. Từ những tấm pin mặt trời đơn giản ban đầu, công nghệ này đã phát triển vượt bậc. Hiện nay, chúng ta có các hệ thống năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng với hiệu suất cao. Ứng dụng: – Điện năng cho hộ gia đình và doanh nghiệp: Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của các hộ gia đình và doanh nghiệp để cung cấp điện năng. Điều này giúp giảm hóa đơn tiền điện và tạo ra nguồn năng lượng sạch. – Đèn đường bằng năng lượng mặt trời: Sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng các con đường và khu vực công cộng vào ban đêm. – Hệ thống nước nóng bằng năng lượng mặt trời: Sử dụng ánh sáng mặt trời để đun nước nóng cho gia đình và công nghiệp. Tiềm năng tương lai: Với sự cải tiến không ngừng, năng lượng mặt trời hứa hẹn sẽ trở thành nguồn năng lượng chính trong tương lai. Công nghệ lưu trữ năng lượng đang phát triển, cho phép chúng ta lưu trữ điện năng dư thừa để sử dụng khi mặt trời không chiếu sáng. 2. Năng lượng gió Lịch sử phát triển: Từ những chiếc cối xay gió truyền thống ở Hà Lan đến những tuabin gió hiện đại ngày nay, năng lượng gió đã trải qua một chặng đường dài phát triển. Các tuabin gió hiện đại có khả năng chuyển đổi động năng của gió thành điện năng một cách hiệu quả và bền vững. Ứng dụng – Trang trại gió: Các trang trại gió trên đất liền và ngoài khơi tạo ra điện năng quy mô lớn cho lưới điện quốc gia. – Cung cấp điện cho khu vực xa xôi: Các tuabin gió nhỏ được sử dụng để cung cấp điện cho các khu vực nông thôn và hẻo lánh không có kết nối lưới điện. Tiềm năng tương lai: Với sự phát triển của các công nghệ như tuabin gió nổi, năng lượng gió sẽ có thể được khai thác ở những vùng biển sâu hơn, nơi có sức gió mạnh hơn và ổn định hơn. 3. Năng lượng sinh khối Lịch sử phát triển: Năng lượng sinh khối bắt nguồn từ việc sử dụng gỗ và than củi để đốt cháy, tạo ra năng lượng. Ngày nay, công nghệ này đã phát triển để sử dụng các loại chất thải hữu cơ như rơm rạ, phân động vật và chất thải nông nghiệp để sản xuất năng lượng. Ứng dụng: – Nhà máy điện sinh khối: Sử dụng chất thải hữu cơ như gỗ, rơm rạ, và chất thải nông nghiệp để sản xuất điện năng. – Nhiên liệu sinh học: Sản xuất nhiên liệu sinh học như ethanol và biodiesel từ các nguyên liệu sinh khối để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong ô tô và máy bay. Tiềm năng tương lai: Công nghệ sinh khối có thể giúp giảm lượng chất thải hữu cơ và khí thải nhà kính, đồng thời cung cấp một nguồn năng lượng bền vững. Các nghiên cứu đang tiếp tục để cải thiện hiệu suất và tính bền vững của công nghệ này. 4. Năng lượng thủy điện Lịch sử phát triển: Thủy điện là một trong những công nghệ năng lượng tái tạo lâu đời nhất, với các đập thủy điện lớn được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Công nghệ này sử dụng năng lượng của nước chảy để quay tuabin và tạo ra điện. Ứng dụng: – Nhà máy thủy điện: Sử dụng năng lượng từ nước chảy để quay tuabin và sản xuất điện. Các đập thủy điện lớn có thể cung cấp lượng điện năng khổng lồ cho lưới điện quốc gia. – Cung Cấp Nước và Tưới Tiêu: Các đập thủy điện cũng giúp điều tiết nước và cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Tiềm năng tương lai: Công nghệ thủy điện có tiềm năng lớn, nhưng cần phải được quản lý cẩn thận để tránh các tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái. Các nghiên cứu đang tập trung vào việc phát triển các giải pháp thủy điện nhỏ gọn và ít ảnh hưởng hơn. 5. Năng lượng địa nhiệt Lịch sử phát triển: Năng lượng địa nhiệt sử dụng nhiệt từ lòng đất để sản xuất điện và nhiệt. Công nghệ này đã được sử dụng từ thời kỳ cổ đại, nhưng mới chỉ phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 20. Ứng dụng: – Nhà máy địa nhiệt: Sử dụng nhiệt từ lòng đất để sản xuất điện năng. Các nhà máy này thường được xây dựng ở các khu vực có hoạt động địa nhiệt mạnh. – Hệ thống sưởi địa nhiệt: Sử dụng nhiệt từ lòng đất để sưởi ấm các tòa nhà trong mùa đông và làm mát trong mùa hè. Tiềm năng tương lai: Với khả năng cung cấp năng lượng ổn định và ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, năng lượng địa nhiệt có tiềm năng