Mạng 5G là gì? – Tình hình 5G tại Việt Nam

1. Mạng 5G là gì?

5G là viết tắt của 5th Generation, hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G, được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây.

Mạng 5G là gì?

Được ra đời để kế thừa 4G, nhờ đó mà tốc độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn và nhiều hơn thế nữa. Không chỉ về tốc độ mà nó sẽ mở ra những ứng dụng hoàn mới và gây ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo.

2. Ưu điểm của mạng  5G

Sự xuất hiện của mạng 5G hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều tiện ích và ứng dụng rộng rãi trong tương lai. Sau đây mình sẽ nêu ra những ưu điểm nổi bật trên 5G so với 4G.

Mạng 5G Mạng 4G
Tốc độ – Theo lý thuyết tốc độ 5G có thể đạt đến 10 Gbp/s (gigabit mỗi giây) thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbp/s..
– Với tốc độ như thế này, người dùng có thể tải bộ phim dài 2 giờ chưa được 10 giây.
– Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s.
– Nếu tải bộ phim 2 giờ sẽ mất khoảng 7 – 8 phút.
Độ trễ – Độ trễ (ping) có thể xuống tới 10 ms, thậm chí là bằng không trong điều kiện hoàn hảo.
– Độ trễ thấp giúp bạn chơi game đồ họa sẽ có sự phản hồi ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy độ trễ thấp hơn rất nhiều so với 4G.
– Độ trễ (ping) là khoảng 30 ms hoặc có thể cao hơn nếu trong điều kiện không tốt.
– Với điều kiện mạng không tốt, bạn sẽ cảm nhận độ trễ rõ rệt trong khi chơi game hay lướt web.
Hỗ trợ kết nối thiết bị Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc như:
– Điện thoại thông minh
– Máy móc hạng nặng
– Mạng cảm biến sử dụng trong các tòa nhà, thành phố, nông trại,…
– Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng
=> Kết nối các thiết bị cá nhân người dùng và giữa các thiết bị máy móc với nhau. Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị.
– Quá nhiều thiết bị cố gắng sử dụng mạng ở một nơi có thể gây tắc nghẽn.
– Cơ sở hạ tầng mạng không thể đối phó với số lượng lớn thiết bị, dẫn đến tốc độ dữ liệu chậm hơn và
thời gian trễ để tải xuống lâu hơn.
=> Khó kiểm soát được tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị.
Khả năng truyền tín hiệu Để không bị nhiễu sóng, phần mềm trong ăngten sẽ truyền tín hiệu tập trung tới các thiết bị. Gây hao phí tài nguyên do truyền tín hiệu được phân tán xung quanh, kể cả không có thiết bị kết nối.

Những trở ngại của mạng 5G:

Mạng 5G phải sử dụng sóng siêu âm với tần số cao nhưng chúng không thể đi xuyên qua tường, mái nhà. Trong khi, bước sóng của mạng 4G lại có khả năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn. Do đó, vấn đề giải quyết tình trạng này có thể là sự xuất hiện độ phủ của những ăng-ten thu sóng.

Mạng 5G

Kẻ thủ của thời lượng pin, các thiết bị chạy mạng 5G sẽ có tốc độ hao pin nhanh khi sử dụng 4G. Điều này sẽ sớm được khắc phục nhờ vào những cải tiến mới đến từ các nhà làm chip di động.

Mạng 5G

Phát triển cơ sở hạ tầng cần chi phí cao. Các thiết bị cũ sẽ không hỗ trợ vì thế cần cần được thay thế để có thể sử dụng mạng 5G.

3. Xu hướng trong tương lai

Với xu hướng thời đại công nghệ việc phủ sóng mạng 5G chỉ còn là điều tất yếu, sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu từ người dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống mang nét hiện đại, chuẩn mực.

Truyền phát video 8K vô cùng đơn giản, tải xuống dữ liệu lớn trong nháy mắt và có độ trễ rất thấp.

Chìa khóa để biến những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến hơn. Để chúng hoạt động hiệu quả nhất, chúng cần có khả năng nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu đến và đi từ những chiếc xe khác, hệ thống đường chỉ dẫn và hơn thế nữa. Những điều này đòi hỏi một tốc độ mạng nhanh, độ trễ thấp, nhiều băng thông và độ tin cậy cao.

Một điều mà tốc độ và băng thông của 5G thực sự có thể giúp ích là Internet of Things (IoT). Tất cả mọi thiết bị, từ điều hòa thông minh đến đèn thông minh xuất hiện trong nhà có thể kết nối mọi thứ dễ dàng.

4.Tình hình 5G tại Việt Nam

Trong năm 2020, Việt Nam chúng ta trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G. Mặc dù có xuất phát thấp, từng có rất nhiều người trong nước và ngoài nước không tin Việt Nam chúng ta có thể làm được.

Hiện tại, 2 doanh nghiệp lớn trong nước là Viettel và Vingroup dưới dự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất hợp tác phát triển theo chuẩn mở Open RAN. Vingroup tập trung làm phần vô tuyến – phần cứng, Viettel tập trung làm phần xử lý tín hiệu – phần mềm và tích hợp thành sản phẩm thương mại.

Việt Nam hiện tại có 3 nhà mạng lớn gồm có Viettel, MobiFone và VNPT cũng đã thử nghiệm thành công 5G tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, ghi nhận tốc độ đạt mốc từ 600 Mbps đến 1.5 Gbps, tương đương với những gói Internet cáp quang cao cấp hiện nay.

Như vậy, cả 3 nhà mạng lớn của Việt Nam đã chính thức công bố việc thử nghiệm thương mại 5G thành công và sẵn sàng cung cấp cho người dùng trong tương lai gần.

5. Các smartphone hỗ trợ mạng 5G ở thời điểm hiện tại

Cuối năm 2020, hàng loạt các hãng sản xuất smartphone đều tung ra các sản phẩm có hỗ trợ kết nối mạng 5G. Có thể kể đến một trong các sản phẩm sau đây như: OnePlus Nord N10iPhone 12Nokia 8.3Samsung Galaxy Note 20 Ultra,…

Trong những tháng đầu năm 2021, các hãng tung ra nhiều sản phẩm hơn để hỗ trợ thuộc mọi phân khúc giúp người dùng có thể tiếp cận 5G dễ dàng hơn trong tương lai.

Hy vọng bài viết của MaiATech sẽ đem lại cho bạn các thông tin đầy đủ và chi tiết về mạng 5G. Chúc bạn một ngày vui vẻ. Bạn có thể xem thêm các bài viết của công ty chúng tôi tại đây

Chia sẻ bài viết
Blog

IT helpdesk và IT Support là gì? Sự Khác Biệt và Tầm Quan Trọng Trong Môi Trường Công Nghệ 4.0

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, vai trò của IT Helpdesk và IT Support trở nên vô cùng quan trọng trong việc duy trì và tối ưu hóa hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai vị trí này có những đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt, và vẫn cần tồn tại cả hai trong một hệ thống để đảm bảo sự hoạt động suôn sẻ của môi trường công nghệ. Hãy khám phá sự khác biệt giữa IT Helpdesk và IT Support, cũng như lý do tại sao cả hai đều quan trọng trong một tổ chức. 1. IT Helpdesk và IT Support sự khác biệt  1.1 IT Support là gì? IT Support là các dịch vụ và hoạt động nhằm hỗ trợ và duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong một tổ chức. Công việc bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, quản lý hạ tầng IT, triển khai phần mềm, sửa chữa, bảo trì, bảo mật thông tin, và hướng dẫn người dùng. IT Support có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất 1.2 IT Helpdesk là gì? IT Helpdesk là một phần của hệ thống hỗ trợ công nghệ thông tin của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, đóng vai trò là điểm liên lạc chính giữa người dùng và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Cụ thể, IT Helpdesk cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi họ gặp vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm, mạng hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. 2. Vai trò và kỹ năng của IT Support và IT Helpdesk 2.1 Vai trò và kỹ năng của IT Support Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi gặp phải vấn đề về phần cứng, phần mềm hoặc mạng. Điều này bao gồm việc giải đáp các câu hỏi kỹ thuật, sửa chữa lỗi, và cung cấp hướng dẫn cài đặt và cấu hình. Quản lý Hạ tầng IT: Bảo trì và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, bao gồm các máy chủ, mạng, hệ thống lưu trữ, và thiết bị kết nối. Điều này bao gồm việc triển khai, cập nhật và duy trì các thành phần của hạ tầng IT. Bảo mật Thông tin: Bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức khỏi các mối đe dọa mạng và tấn công bằng cách triển khai và duy trì các biện pháp bảo mật hiệu quả, bao gồm cả phần mềm bảo mật và chính sách an ninh thông tin. Sửa chữa và Bảo trì: Kiểm tra, sửa chữa và bảo trì phần cứng và phần mềm để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách mượt mà và ổn định. Điều này bao gồm việc thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Hướng dẫn và Đào tạo người dùng: Cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng liên quan một cách hiệu quả và an toàn.   Tóm lại, IT Support chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đọc thêm: Tìm hiểu thêm các khóa học tại MAIATECH Kỹ năng của IT Support: Kiến thức cơ bản về hệ điều hành, phần mềm, phần cứng máy tính cũng như cách sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và vận hành chúng. Có kiến thức và hiểu biết về thiết lập và kết nối mạng, an ninh mạng cũng như bảo mật thông tin hệ thống dữ liệu. Hiểu biết sơ bộ về các thiết bị di động để có thể xử lý khi cần. Khả năng học hỏi và cập nhật liên tục về các xu hướng công nghệ tiên tiến. Kiến thức về lập trình, phần mềm và các thư viện liên quan đến dự án. Kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu và sửa lỗi cài đặt, vận hành phần mềm. Kỹ năng hỗ trợ trên nền tảng Cloud.   Kỹ năng mềm: Kỹ năng Giao tiếp: Có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với người dùng từ các phòng ban khác nhau và trình bày thông tin kỹ thuật một cách dễ hiểu. Kỹ năng Giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích vấn đề, đưa ra các giải pháp và thực hiện các biện pháp khắc phục khi gặp phải các sự cố kỹ thuật. Kỹ năng Quản lý Thời gian: Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để ưu tiên và xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ người dùng. Kỹ năng Đào tạo và Hướng dẫn: Có khả năng hướng dẫn và đào tạo người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn. Kiên nhẫn và Lòng kiên nhẫn: Đôi khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp hoặc người dùng không hiểu biết về công nghệ, do đó, việc có lòng kiên nhẫn và sẵn lòng giải đáp các câu hỏi là rất quan trọng. 2.2  Vai trò và kỹ năng của IT Helpdesk Hỗ trợ Người Dùng Cuối: IT Helpdesk là điểm liên lạc chính giữa người dùng cuối và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Người dùng có thể liên hệ với IT Helpdesk khi họ gặp phải vấn đề kỹ thuật hoặc cần sự hỗ trợ về các vấn đề công nghệ thông tin. Giải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức mới