Top 3 ứng dụng AI giúp tăng năng xuất làm việc

ChatGPT được tạo ra bởi openAI

Hiện nay công nghệ AI hay còn được biết đến là trí tuệ nhân tạo một công nghệ tiên tiến và đang rất phát triển ở thời điểm hiện tại, trí tuệ nhân tạo công cụ giúp con người giải quyết được rất nhiều vấn đề trong đời sống cũng như mọi công việc. Thời điểm hiện nay AI rất được phổ biến và ưu chuộng, Từ việc quản lý thời gian đến sáng tạo nội dung, những ứng dụng AI dưới đây sẽ giúp bạn tăng năng suất làm việc rõ rệt. 1. ChatGPT : ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ dựa trên trợ lý ảo AI, được huấn luyện để hiểu và tạo ra văn bản giống như con người. Nó có thể trả lời câu hỏi, viết nội dung, lập trình, phân tích dữ liệu và hỗ trợ giải quyết nhiều công việc văn phòng. Tiết kiệm thời gian xử lý nội dung ChatGPT có thể viết blog, mô tả sản phẩm, email, báo cáo,… chỉ trong vài giây. Điều này giúp bạn giảm đến 70% thời gian cho các công việc lặp đi lặp lại. Hỗ trợ sáng tạo nội dung Giúp lên kế hoạch và quản lý công việc Bạn có thể nhờ ChatGPT lập kế hoạch công việc, viết kế hoạch marketing hoặc tổ chức công việc theo mục tiêu. Hỗ trợ, giúp đỡ trong học tập và nghiên cứu sinh viên, giáo viên và nhà nghiên cứu có thể dùng để tóm tắt tài liệu, giải thích khái niệm, dịch thuật và luyện thi hiệu quả. Truy cập đến: https://chat.openai.com/  2. Grok : Grok là một trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi xAI, công ty do Elon Musk sáng lập vào năm 2023. Grok được tích hợp trực tiếp vào nền tảng X (trước là Twitter) và sử dụng dữ liệu từ X để đưa ra phản hồi thời gian thực – điểm khác biệt lớn so với các trí tuệ nhân tạo khác. Grok có khả năng truy cập và sử dụng thông tin thực từ X, điều mà các khác như ChatGPT (không truy cập internet trực tiếp) chưa làm được. Grok có thể trả lời về sự kiện đang diễn ra, xu hướng, tweet hot,… với độ cập nhật rất cao. Điều này khiến trải nghiệm sử dụng Grok thú vị và khác biệt, không quá máy móc. Hiện Tại, Grok chưa phổ biến rộng rãi như ChatGPT . Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của Elon-Musk và tích hợp sâu với mạng xã hội X, Grok đang mở rộng nhanh và có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực trợ lý ảo thông minh. Truy cập đến: https://grok.com/ 3. Claude : Claude là một trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi Anthropic, một công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ. Claude sử dụng mô hình ngôn ngữ tiên tiến để trả lời câu hỏi, viết nội dung, phân tích dữ liệu và hỗ trợ nhiều công việc văn phòng. Claude được thiết kế để trở thành trợ lý ảo đắc lực,đáng tin cậy và an toàn giúp người dùng hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Claude hỗ trợ viết blog, email, bài SEO, báo cáo chuyên nghiệp trong thời gian ngắn.Phân tích dữ liệu thông minh có thể đưa ra phân tích từ bảng dữ liệu hoặc văn bản.Tiết kiệm thời gian làm việc tự động hóa các tác vụ lặp lại như trả lời câu hỏi khách hàng, tóm tắt tài liệu, nhập dữ liệu,… Tăng hiệu suất làm việc nhanh hơn Claude hỗ trợ lên lịch, gợi ý giải pháp, và hỗ trợ giao tiếp giữa các thành viên.Claude là một trong những công cụ đáng chú ý nhất hiện nay, giúp nâng cao hiệu suất làm việc tốt hơn, thông minh hơn và hiệu quả. Truy cập đến: https://claude.ai/ Tổng kết: Cả ba công cụ đều là những trợ lý AI mạnh mẽ, mỗi cái có điểm mạnh riêng: ChatGPT: Linh hoạt, phổ biến, phù hợp cho nhiều tác vụ sáng tạo và học tập. Grok: Cập nhật thời gian thực, tích hợp với X, lý tưởng cho các nhu cầu cần thông tin tức thời. Claude: An toàn, hiệu quả, tập trung vào các tác vụ văn phòng và phân tích dữ liệu. Việc lựa chọn công cụ nào phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của người dùng. Nếu bạn cần thông tin thời gian thực, Grok là lựa chọn tốt; nếu cần xử lý dữ liệu hoặc nội dung an toàn, Claude là một ứng cử viên mạnh; còn ChatGPT phù hợp cho các tác vụ đa dạng và phổ thông.

IT helpdesk và IT Support là gì? Sự Khác Biệt và Tầm Quan Trọng Trong Môi Trường Công Nghệ 4.0

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, vai trò của IT Helpdesk và IT Support trở nên vô cùng quan trọng trong việc duy trì và tối ưu hóa hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai vị trí này có những đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt, và vẫn cần tồn tại cả hai trong một hệ thống để đảm bảo sự hoạt động suôn sẻ của môi trường công nghệ. Hãy khám phá sự khác biệt giữa IT Helpdesk và IT Support, cũng như lý do tại sao cả hai đều quan trọng trong một tổ chức. 1. IT Helpdesk và IT Support sự khác biệt  1.1 IT Support là gì? IT Support là các dịch vụ và hoạt động nhằm hỗ trợ và duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong một tổ chức. Công việc bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, quản lý hạ tầng IT, triển khai phần mềm, sửa chữa, bảo trì, bảo mật thông tin, và hướng dẫn người dùng. IT Support có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất 1.2 IT Helpdesk là gì? IT Helpdesk là một phần của hệ thống hỗ trợ công nghệ thông tin của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, đóng vai trò là điểm liên lạc chính giữa người dùng và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Cụ thể, IT Helpdesk cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi họ gặp vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm, mạng hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. 2. Vai trò và kỹ năng của IT Support và IT Helpdesk 2.1 Vai trò và kỹ năng của IT Support Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi gặp phải vấn đề về phần cứng, phần mềm hoặc mạng. Điều này bao gồm việc giải đáp các câu hỏi kỹ thuật, sửa chữa lỗi, và cung cấp hướng dẫn cài đặt và cấu hình. Quản lý Hạ tầng IT: Bảo trì và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, bao gồm các máy chủ, mạng, hệ thống lưu trữ, và thiết bị kết nối. Điều này bao gồm việc triển khai, cập nhật và duy trì các thành phần của hạ tầng IT. Bảo mật Thông tin: Bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức khỏi các mối đe dọa mạng và tấn công bằng cách triển khai và duy trì các biện pháp bảo mật hiệu quả, bao gồm cả phần mềm bảo mật và chính sách an ninh thông tin. Sửa chữa và Bảo trì: Kiểm tra, sửa chữa và bảo trì phần cứng và phần mềm để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách mượt mà và ổn định. Điều này bao gồm việc thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Hướng dẫn và Đào tạo người dùng: Cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng liên quan một cách hiệu quả và an toàn.   Tóm lại, IT Support chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đọc thêm: Tìm hiểu thêm các khóa học tại MAIATECH Kỹ năng của IT Support: Kiến thức cơ bản về hệ điều hành, phần mềm, phần cứng máy tính cũng như cách sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và vận hành chúng. Có kiến thức và hiểu biết về thiết lập và kết nối mạng, an ninh mạng cũng như bảo mật thông tin hệ thống dữ liệu. Hiểu biết sơ bộ về các thiết bị di động để có thể xử lý khi cần. Khả năng học hỏi và cập nhật liên tục về các xu hướng công nghệ tiên tiến. Kiến thức về lập trình, phần mềm và các thư viện liên quan đến dự án. Kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu và sửa lỗi cài đặt, vận hành phần mềm. Kỹ năng hỗ trợ trên nền tảng Cloud.   Kỹ năng mềm: Kỹ năng Giao tiếp: Có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với người dùng từ các phòng ban khác nhau và trình bày thông tin kỹ thuật một cách dễ hiểu. Kỹ năng Giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích vấn đề, đưa ra các giải pháp và thực hiện các biện pháp khắc phục khi gặp phải các sự cố kỹ thuật. Kỹ năng Quản lý Thời gian: Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để ưu tiên và xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ người dùng. Kỹ năng Đào tạo và Hướng dẫn: Có khả năng hướng dẫn và đào tạo người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn. Kiên nhẫn và Lòng kiên nhẫn: Đôi khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp hoặc người dùng không hiểu biết về công nghệ, do đó, việc có lòng kiên nhẫn và sẵn lòng giải đáp các câu hỏi là rất quan trọng. 2.2  Vai trò và kỹ năng của IT Helpdesk Hỗ trợ Người Dùng Cuối: IT Helpdesk là điểm liên lạc chính giữa người dùng cuối và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Người dùng có thể liên hệ với IT Helpdesk khi họ gặp phải vấn đề kỹ thuật hoặc cần sự hỗ trợ về các vấn đề công nghệ thông tin. Giải

Lý do tải ảnh/video lên Facebook bị vỡ? 4 cách khắc phục cực đơn giản

Có bao giờ bạn gặp phải tình huống khi vừa mới chụp những tấm hình hoặc quay video với chất lượng cao nhưng khi đăng tải lên Facebook để khoe với bạn bè thì lại thất vọng tràn trề vì ảnh bị vỡ, video bị mờ hơn so với ảnh – video gốc trên điện thoại hay không? Bài viết này sẽ chia sẻ những nguyên nhân và đồng thời đưa ra những cách giúp bạn có thể khắc phục điều này qua những thủ thuật cực kỳ đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 1. Nguyên nhân đăng tải ảnh – video lên facebook bị giảm chất lượng   Ảnh/video của bạn khi đăng tải lên Facebook bị giảm chất lượng có thể là do những nguyên nhân sau: Do thuật toán của Facebook: Thuật toán nén ảnh của Facebook có thể gây ra giảm chất lượng hình ảnh, đặc biệt là đối với ảnh có độ phân giải cao. Kích thước và định dạng không đúng: Facebook có các hạn chế về kích thước và định dạng của ảnh và video. Nếu tập tin quá lớn hoặc không đúng định dạng được hỗ trợ, nó có thể bị vỡ hoặc không hiển thị đúng trên nền tảng. Lỗi trong quá trình tải lên: Khi tải lên, có thể xảy ra lỗi kết nối hoặc lỗi phần mềm, dẫn đến việc mất mát dữ liệu hoặc bị hỏng. Hạn chế mạng hoặc thiết bị: Khi tải ảnh hoặc video từ thiết bị di động, kết nối mạng không ổn định hoặc yếu có thể gây ra lỗi trong quá trình tải lên. Xung đột với phần mềm hoặc trình duyệt: Đôi khi, các phần mềm hoặc trình duyệt có thể gây ra xung đột hoặc không tương thích với Facebook, dẫn đến lỗi khi đăng ảnh hoặc video. Sự cố từ phía máy chủ Facebook: Đôi khi, Facebook có thể gặp sự cố hoặc lỗi từ phía máy chủ, dẫn đến việc không hiển thị ảnh hoặc video đúng cách. 2. Cách khắc phục 2.1. Cài đặt chất lượng tải lên ảnh/video 2.1.1. Thao tác trên điện thoại Android Để thực hiện đăng tải ảnh trên các thiết bị chạy hệ điều hành Android, bạn hãy làm theo các bước dưới đây: Bước 1: Tiến hành mở ứng dụng Facebook > Nhấn vào Menu (Biểu tượng có 3 dấu gạch ngang) > Chọn mục Cài đặt & quyền riêng tư > Cài đặt Bước 2: Chọn File phương tiện > Nhấp chọn kích hoạt vào Chất lượng ảnh > chọn chất lượng Cao 2.1.1. Thao tác trên iPhone và iPad Bước 1: Các bạn mở app Facebook trên máy > Vào phần Menu(dấu 3 gạch ngang nằm ở góc phải bên dưới màn hình) > Cài đặt & quyền riêng tư > Cài đặt > Kéo xuống bên dưới tới phần File phương tiện và danh bạ > Video và ảnh. Bước 2: Tại hộp thoại, bật phần Tải lên HD ở cả 2 mục Cài đặt ảnh và Cài đặt video lên là hoàn tất. 2.2. Kiểm tra lại kết nối mạng Đôi khi vấn đề có thể phát sinh từ kết nối mạng không ổn định hoặc yếu, không đáp ứng đủ cho việc đăng tải nội dung. Bạn hãy kiểm tra kết nối mạng của và thử tải ảnh hoặc video lên từ một kết nối mạng khác, như sử dụng kết nối Wi-Fi thay vì 3G/4G hoặc ngược lại. 2.3. Cập nhật lên phiên bản Facebook mới nhất hiện tại Một trong những lý do khiến cho những tấm ảnh/video bạn đăng tải lên bị mờ hoặc có chất lượng kém cũng có thể là do phiên bản ứng dụng Facebook hiện tại bạn đang sử dụng quá cũ nên phát sinh ra những lỗi không đáng có khiến bạn gặp tình trạng như trên, để khắc phục điều này bạn hãy tiến hành cập nhật lên phiên bản mới nhất của Facebook nếu như bạn vẫn chưa cập nhật lên phiên bản mới nhất. Để có thể cập nhật ứng dụng Facebook thì bạn có thể làm theo các bước dưới đây hoặc Bấm vào đây để cập nhật nhanh Facebook: Android, IOS Bước 1: Bạn vào App Store (đối với Iphone) hoặc CH Play (đối với Android) trên điện thoại. Bước 2: Tại thanh tìm kiếm thì các bạn nhập từ khóa Facebook. Khi ứng dụng Facebook hiện ra, bạn nhấn vào ứng dụng để cập nhật phiên bản mới nhất của Facebook. Bước 3: Bạn nhấn vào Cập nhật và đợi vài phút để quá trình cập nhật phiên bản mới diễn ra. 2.4. Thử dùng thiết bị hoặc trình duyệt khác Vấn đề có thể xuất phát từ thiết bị hoặc trình duyệt bạn đang sử dụng để đăng tải ảnh và video lên Facebook. Đôi khi, một số thiết bị hoặc trình duyệt không tương thích hoặc không hỗ trợ tối đa việc tải lên hình ảnh và video trên nền tảng mạng xã hội này. Bạn hãy thử sử dụng một thiết bị hoặc trình duyệt khác và xem vấn đề có được giải quyết không nhé! 3. Kết luận Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể khắc phục được vấn đề và có được những tấm ảnh thật lung linh và sắc nét để có thể thỏa sức khoe với bạn bè trên Facebook. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên để lại ý kiến và chia sẻ cho bạn bè hoặc người thân đang gặp phải trường hợp tương tự này nhé! Đọc thêm: Lý do Facebook bóp tương tác và cách khắc phục hiệu quả

Cách Chèn Fanpage Vào Web WordPress Nhanh Chóng Hiệu Quả Mới nhất

Mạng xã hội ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, vì thế việc cần làm lúc này đối với các công ty, doanh nghiệp hay cá nhân đang kinh doanh online trên website và fanpage facebook đó chính là chèn fanpage vào web. Phương pháp này giúp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, tạo ra kết nối giữa các kênh truyền thông, tạo sự thuận tiện cho khách hàng liên hệ, … Chính vì vậy mà chèn fanpage vào web sẽ là cơ hội cho bạn tiệp cận nhanh với xu hướng tích hợp với mạng xã hội hiện nay. Xem ngay bài viết dưới đây để chèn fanpage vào web một cách dễ dàng. Tại sao cần phải nhúng fanpage vào website wordpress? Sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của mạng xã hội đòi hỏi một doanh nghiệp, công ty, cá nhân trong kinh doanh phải sở hữu cho mình một fanpage facebook để hỗ trợ cho việc mở rộng kinh doanh. Là một nhà kinh doanh thông minh chắc chắn không nên bỏ qua điều này. Kiếm tiền từ việc chạy quảng cáo, thu hút khách hàng nhiều hơn và kéo traffic về website chính nếu tích hợp fanpage facebook vào website. Tạo lập một fanpage facebook là phương tiện giúp hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, … nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro bởi đây là mạng xã hội vô cùng lớn và bạn không hoàn toàn là người sở hữu fanpage của chính bạn. Ngược lại, website là của bạn, thể hiện sự hiện diện của của doanh nghiệp bạn trên internet. Độ tin tưởng cao hơn rất nhiều so với fanpage facebook. Tuy nhiên, giữa hàng nghìn website tương tự của các đối thủ cạnh tranh thì việc tiếp cận lượng lớn khách hàng sẽ là việc vô cùng khó khăn và tốn nhiều thời gian lẫn chi phí. Để đẩy nhanh tiến độ thì việc biết cách tích hợp giữa fanpage facebook và website sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Thu hút khách hàng tiềm năng Tăng traffic cho website chính Tăng độ tin tưởng với Google Tăng độ uy tín thương hiệu Chèn fanpage vào web là một chiến lược tốt để bạn có thể khai thác triệt để từ nhiều nguồn khách hàng khác nhau sử dụng mạng xã hội. Vì vậy mà đừng bỏ qua phương pháp hữu dụng này. Hướng dẫn chèn fanpage vào web đơn giản với 2 bước Bước 1: Tạo code fanpage facebook Truy cập và đăng nhập tài khoản vào trang dưới đây https://developers.facebook.com/docs/plugins/page-plugin   Tùy chỉnh cấu hình với: Facebook Page URL: Link fanpage facebook Tab: là những tab bạn muốn hiển thị. Ví dụ: messages, timeline, event (được phân cách bằng dấu phẩy) Width: chiều rộng (được tính bằng pixel) Height: chiều cao (được tính bằng pixel) Sau đó vào tab iFrame vào sao chép đoạn code trong đây. Bước 2: Nhúng fanpage facebook vào website wordpress Với wordpress bạn chỉ cần đăng nhập vào trang quản trị website, vào mục giao diện -> widget, chọn phần footer tương ứng mà bạn muốn chèn mã code fanpage. Lỗi khi nhúng fanpage facebook vào website và cách khắc phục Khi thực hiện chèn fanpage vào web tuy đơn giản nhưng đôi lúc bạn sẽ phải gặp một số vấn đề gây lỗi không hiển thị: Hạn chế độ tuổi và quốc gia Cách khắc phục: vào phần cài đặt của fanpage facebook và cấu hình lại giới hạn độ tuổi và quốc gia (hiển thị với mọi người) Chế độ hiển thị trang chưa bật Cách khắc phục: tương tự vào phần cài đặt và xem chế độ hiển thị trang đã được bật hay chưa. Nếu chưa bạn hãy bật lên để fanpage được hiển thị trên website.   Trên đây là những thông tin về cách chèn fanpage vào web trên wordpress. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn tích hợp được fanpage và website một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nếu có vấn đề nào trong quá trình thực hiện bạn có thể để lại bình luận hoặc gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ. Chúc bạn thành công!

4 Cách Phát Hiện Camera Ẩn: Bảo Vệ Sự Riêng Tư Của Bạn

Trong thế giới hiện đại, việc bảo vệ sự riêng tư ngày càng trở nên quan trọng. Camera ẩn có thể được sử dụng với mục đích xấu, xâm phạm quyền riêng tư của bạn mà bạn không hề hay biết. Dưới đây là 4 cách phát hiện camera ẩn trong không gian sống hoặc làm việc của bạn. Camera quay lén có gì đặc biệt? Trước hết, camera quay lén là những thiết bị ghi hình được ngụy trang để ghi lại những hình ảnh mà đối tượng không hề hay biết. Những sản phẩm này thường có kích thước rất nhỏ, có thể được ngụy trang dưới dạng các vật dụng thông thường như đồng hồ, móc treo quần áo, ổ cắm điện, hoặc thậm chí là đầu đinh vít. Mục đích của việc lắp đặt camera quay lén có thể là để thu thập thông tin cá nhân, tống tiền, hoặc thỏa mãn ý đồ xấu của kẻ lắp đặt, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý và pháp lý cho nạn nhân. Sử dụng đèn pin là 1 cách phát hiện camera ẩn Một trong những cách đơn giản nhất để phát hiện camera ẩn là sử dụng đèn pin. Tắt hết đèn trong phòng và dùng đèn pin soi kỹ các góc, lỗ thông hơi, đầu báo cháy, hoặc các vật dụng khả nghi. Nếu bạn thấy ánh sáng phản chiếu từ một bề mặt nhỏ, đó có thể là ống kính của camera. Hầu hết các loại camera ẩn đều được trang bị đèn LED màu đỏ hoặc xanh lá cây, và chúng sẽ nhấp nháy nhiều hơn trong môi trường ánh sáng kém. Vì thế, người dùng có thể tận dụng chức năng đèn flash trên điện thoại hoặc dùng đèn pin để phát hiện các thiết bị quay lén. Sử dụng ứng dụng phát hiện camera ẩn Có nhiều ứng dụng phát hiện camera ẩn mà bạn có thể tải về điện thoại của mình. Những ứng dụng này thường sử dụng tín hiệu Wi-Fi hoặc Bluetooth để quét và tìm kiếm các thiết bị khả nghi. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm: Hidden Camera Detector Fing Glint Finder Kiểm Tra Mạng Wi-Fi Camera ẩn thường kết nối với mạng Wi-Fi để truyền dữ liệu. Bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý mạng như Fing để quét mạng Wi-Fi và kiểm tra xem có thiết bị lạ nào đang kết nối hay không. Nếu phát hiện thiết bị không rõ nguồn gốc, hãy kiểm tra kỹ lưỡng. Sử dụng các thiết bị chuyên dụng Nếu chưa yên tâm, máy dò camera ẩn là công cụ hữu ích giúp quét các tần số vô tuyến được kết nối với camera quay lén. Đây là cách làm hiệu quả nhằm phát hiện các thiết bị quay lén truyền dữ liệu thông qua sóng vô tuyến. Người dùng cũng có thể lựa chọn các thiết bị dò quét camera ẩn sử dụng tia hồng ngoại nhằm phát hiện ánh sáng từ những nguồn bất thường, trong đó có camera quay lén. Mức giá của các thiết bị này cũng khá dễ tiếp cận. Chẳng hạn, máy dò camera ẩn của Baseus hiện có giá bán khoảng vài trăm ngàn.   Kết Luận Bảo vệ sự riêng tư của bạn là điều rất quan trọng trong thế giới hiện đại. Bằng cách sử dụng các phương pháp trên, bạn có thể phát hiện camera ẩn và đảm bảo rằng không gian sống và làm việc của mình được an toàn. Đừng ngần ngại kiểm tra kỹ lưỡng và sử dụng các công cụ hỗ trợ để bảo vệ quyền riêng tư của mình. Bạn có thể xem một số bài viết khác của công ty chúng tôi tại đây.

Cách Tắt Thông Báo Trên Windows 11 Khi Kết Nối Với Máy Chiếu Để Tránh Sự Cố Tế Nhị

Khi sử dụng máy tính để thuyết trình qua máy chiếu, những thông báo bất ngờ trên Windows 11 có thể gây ra nhiều sự cố tế nhị và làm gián đoạn buổi thuyết trình. Để giúp bạn xử lý vấn đề này một cách hiệu quả, dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tắt thông báo trên Windows 11 khi kết nối máy chiếu. Cách tắt thông báo trên Windows 11 sử dụng chế độ không làm phiền (Turn on do not disturb automatically) Chế độ không làm phiền trên Windows giúp bạn tắt hoặc giảm thiểu thông báo khi đang làm việc hoặc thuyết trình. Để kích hoạt chế độ này, làm theo các bước sau: Bước 1: để mở Cài Đặt(Setting) nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài Đặt. Bước 2: chọn Notifications Tiếp theo bạn nhấn vào Turn on do not disturb automatically sau đó tích vào ô When duplicating display (priority notification banners are also hidden). Giờ đây, mỗi khi máy tính của bạn được kết nối với máy chiếu hoặc màn hình bên ngoài để trình chiếu nội dung cho nhiều người cùng xem, những hộp thoại thông báo được gửi đến các phần mềm trên Windows sẽ tự động được ẩn đi, điều này không chỉ giúp bạn có thể tránh được những tình huống khó xử, mà sẽ bảo vệ được sự riêng tư của bạn khi đang chia sẻ màn hình máy tính của mình cho đông người. Cách tắt thông báo từng ứng dụng cụ thể trên Windows 11  Bước 1: để mở Cài Đặt(Setting) nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài Đặt. Bước 2: chọn Notifications Bạn có thể chọn tắt thông báo của tất cả ứng dụng khi tích chuyển phần Notifications sang off hoặc kéo xuống phần Notifications from apps and other senders để tắt thông báo ứng dụng nào bạn muốn bạn muốn tắt thông báo của ứng dụng nào thì có thể tích vào để chuyển nó sang off, ví dụ như ảnh dưới đây mình đã tắt thông báo cho 2 ứng dụng J2TEAM Security và OMEN Gaming Hub để tránh trường hợp khi đang kết nối với máy chiếu thì thông báo của hai ứng dụng đó hiện lên. Sử dụng chế độ Focus Bước 1: để mở Cài Đặt(Setting) nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài Đặt. Bước 2: Chọn Focus   Chúng ta có thể điều chỉnh thời gian của chế độ Focus và chọn các tùy chọn của chế độ tập trung bằng cách tích vào các ô sau: Show the timer in the Clock app: Một bộ đếm thời gian sẽ xuất hiện trên màn hình của bạn. Hide badges on taskbar apps: Ẩn các huy hiệu trên các ứng dụng trên thanh tác vụ. Hide flashing on taskbar apps: Ẩn nhấp nháy trên các ứng dụng trên thanh tác vụ. Turn on do not disturb: Bật chế độ không làm phiền. Khi sử dụng tính năng này kết hợp với việc thuyết trình, bạn sẽ tránh được những ảnh hưởng không cần thiết và tập trung hơn vào việc trình bày. Bạn sẽ nhận được thông báo khi thời gian tập trung kết thúc và cũng có thể kết thúc phiên tập trung sớm hơn nếu cần thiết. Lưu ý: Cách thức này đang áp dụng cho windows 11. Kết Luận Việc áp dụng các phương pháp trên không chỉ giúp bạn kiểm soát thông báo hiệu quả mà còn nâng cao chất lượng buổi thuyết trình của bạn. Bằng cách giảm thiểu các sự cố tế nhị và đảm bảo sự chuyên nghiệp, bạn có thể tập trung vào nội dung thuyết trình mà không lo bị gián đoạn bởi các thông báo không cần thiết. Hãy thử áp dụng những lời khuyên trên và tận hưởng một buổi thuyết trình mượt mà và thành công hơn bao giờ hết. Bạn có thể xem một số bài viết khác của công ty tại đây 

Điện Thoại Của Bạn Có Hỗ Trợ NFC Hay Không? Dưới Đây Là 3 Cách Giúp Bạn Kiểm Tra

Điện thoại có hỗ trợ NFC hay không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt khi quy định mới về chuyển khoản ngân hàng có hiệu lực, người dùng nước ta phải sử dụng điện thoại hỗ trợ NFC để quét thông tin từ chip nhớ trên CCCD. NFC (Near Field Communication) là công nghệ không dây tầm ngắn, cho phép kết nối nhiều thiết bị với nhau chỉ bằng một lần chạm. NFC mang đến rất nhiều tiện ích cho người dùng, bao gồm thanh toán không tiếp xúc qua Google Pay và quá trình chuyển khoản tiện lợi. Dưới đây là một số cách kiểm tra liệu điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không: Kiểm tra thông qua cài đặt thiết bị Bước 1: Truy cập vào Cài đặt trên điện thoại. Bước 2: Tìm và chọn Kết nối hoặc Mạng & Kết nối. Bước 3: Nếu thiết bị có hỗ trợ NFC, bạn sẽ thấy mục NFC hoặc Tín hiệu và kết nối khác. Dưới đây là cài đặt của điện thoại TECNO Pova 5: Kiểm tra điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không bằng cách gián tiếp Đầu tiên, người dùng có thể kiểm tra việc hỗ trợ NFC thông qua các trang thông số bên thứ ba, chẳng hạn như GSMArena. Cách làm như sau: Bước 1 – Truy cập website gsmarena.com Bước 2 – Tại khung Search, tìm tên thiết bị bạn đang sử dụng. Chẳng hạn, bài viết này sử dụng OPPO Reno11 5G. Bước 3 – Lướt xuống phía dưới, tìm đến mục Comms (Kết nối). Tại mục NFC, nếu trang web báo Yes, thiết bị của bạn có hỗ trợ NFC. Nếu hệ thống báo Yes (market/region dependent), thiết bị hỗ trợ NFC, tuy nhiên giới hạn ở một số thị trường. Người dùng cũng có thể kiểm tra thông qua website chính thức của hãng. Đầu tiên, người dùng tìm từ khoá [tên thiết bị] + thông số kỹ thuật, sau đó truy cập website của hãng. Tìm đến mục NFC và thực hiện các bước tương tự. Dưới đây là thông số của điện thoại xiaomi 13T pro Kiểm tra điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không bằng ứng dụng Bước 1 – Truy cập Play Store, tải và cài đặt ứng dụng có tên NFC Check. Bước 2 – Khởi động ứng dụng, sau đó chọn mục NFC Check. Nếu hỗ trợ, hệ thống sẽ báo “NFC is supported and enabled!”. Kết Luận Trên thực tế, hầu hết các điện thoại tầm trung và cao cấp tại Việt Nam đều được tích hợp sẵn công nghệ NFC khi xuất xưởng. Tuy nhiên, có một số mẫu máy giá rẻ bị cắt giảm tính năng này nhằm hạ giá bán sản phẩm. Điều này có nghĩa là người dùng có thể gặp khó khăn khi không thể sử dụng tính năng thanh toán không tiếp xúc hay quét xác thực căn cước công dân. NFC là một công nghệ tiện lợi giúp kết nối và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng. Kiểm tra xem điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không là một quá trình đơn giản và nhanh chóng. Bằng cách sử dụng một trong những phương pháp trên, bạn có thể dễ dàng xác định xem thiết bị của mình có tính năng này hay không. Nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ NFC, bạn có thể cân nhắc nâng cấp lên một mẫu mới hơn nếu tính năng này là điều bạn quan tâm. Chúc các bạn thành công! Lưu ý: ở trên là hướng dẫn dành cho điện thoại Android vì tất cả các mẫu iPhone đang được phát hành hiện nay đều có công nghệ NFC. Bạn có thể xem thêm các bài viết của công ty chúng tôi tại đây

Lỗi BSOD CrowdStrike vừa qua có mức độ nghiêm trọng đến mức nào? Cách khắc phục

BSOD CrowdStrike – sự cố công nghệ toàn cầu Bắt đầu từ chiều 19/07, hàng triệu máy tính chạy Hệ điều hành Windows trên toàn cầu đồng loạt bị lỗi “màn hình xanh chết chóc” (Blue Screen of Death – BSOD). Đáng chú ý là lỗi này chủ yếu gây ảnh hưởng tới các máy tính của doanh nghiệp, gây gián đoạn nhiều dịch vụ công thiết yếu như hàng không, ngân hàng, truyền hình, bệnh viện,…     Đài truyền hình SkyNews của Anh đã không thể phát sóng trong vài giờ. Tại Mỹ và Châu Âu, đã có hàng nghìn chuyến bay bị hoãn hoặc hủy, các dịch vụ công như đường dây nóng, cứu hộ, cảnh sát cũng tạm dừng hoạt động. Không ngoa khi nhiều chuyên gia công nghệ nhận định đây là sự cố công nghệ lớn nhất lịch sử. Nguyên nhân Do hiện tượng khởi động lại liên tục và thông báo “Recovery” trên màn hình nền xanh blue mà nhiều người cho rằng nguyên nhân do hệ điều hành Windows. Tuy nhiên sự cố này đã được xác định là do bản cập nhật của Falcon – một nền tảng bảo mật có mặt trên Windows do 1 hãng bảo mật có tên là CrowdStrike phát triển. Một lỗi lập trình trên bản cập nhật Falcon đã khiến Windows bị lỗi BSOD và rơi vào vòng lặp khởi động lại vô hạn. CrowdStrike là một hãng bảo mật ra đời năm 2011 có trụ sở tại bang Texas – Mỹ. Công ty này chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật giúp ngăn chặn lạm dụng và tấn công mạng. CrowdStrike có tới 29.000 khách hàng doanh nghiệp, trong số đó có tới hơn 500 khách hàng nằm trong danh sách Fotune 1000. Chính phủ Mỹ cũng là 1 khách hàng lớn của CrowdStrike. Cách khắc phục cho người dùng cuối Nếu máy tính của bạn chạy Windows, tốt nhất bạn nên tắt tính năng AutoUpdate trong lúc chờ CrowdStrike khắc phục xong lỗi của bản cập nhật Falcon. Nếu máy tính của bạn đã bị ảnh hưởng của lỗi này rồi thì cách xử lý tạm thời như sau: – Khởi động lại Windows ở chế độ SafeMode – Truy cập vào thư mục: “C:\ Windows\System32\Drivers\CrowdStrike” – Tìm và xóa file : C-0000029*.sys – Khởi động lại Windows và sử dụng bình thường. Bài và ảnh: team MaiATech sưu tầm, tổng hợp

7 giai đoạn của trí tuệ nhân tạo AI

Giới thiệu trí tuệ nhân tạo AI Trong hơn nửa thế kỷ qua, trí tuệ nhân tạo AI đã phát triển vượt bậc từ những lý thuyết nền tảng ban đầu đến những ứng dụng thực tiễn mang tính cách mạng. Để hiểu rõ hơn về hành trình này, chúng ta hãy cùng khám phá các giai đoạn phát triển của AI, từ những bước khởi đầu cho đến hiện tại và tương lai đầy hứa hẹn. Trước tiên ta cần phải biết trí tuệ nhân tạo AI là gì? Sự ra đời của AI: AI xuất hiện như một lĩnh vực nghiên cứu vào giữa thế kỷ 20. Năm 1956, thuật ngữ “Artificial Intelligence” lần đầu tiên được sử dụng tại Hội nghị Dartmouth do John McCarthy, Marvin Minsky, Nathaniel Rochester, và Claude Shannon tổ chức. Hội nghị này được coi là sự kiện khởi đầu chính thức cho nghiên cứu và phát triển AI. Trí tuệ nhân tạo AI là gì? – Trí tuệ nhân tạo AI là lĩnh vực khoa học máy tính tập trung vào việc tạo ra các hệ thống hoặc máy móc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà thường yêu cầu trí tuệ con người. Các nhiệm vụ này bao gồm nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ra quyết định và tự động hóa các quy trình phức tạp. 1. AI phản ứng (Reactive AI) AI phản ứng, hay còn gọi là “Reactive AI“, là loại trí tuệ nhân tạo AI thiết kế để phản ứng với môi trường xung quanh một cách trực tiếp mà không có khả năng ghi nhớ hay học hỏi từ các trải nghiệm trước đó. Đây là giai đoạn cơ bản của AI, thường được ứng dụng trong các hệ thống mà việc phản hồi nhanh chóng và chính xác là điều quan trọng. Đặc Điểm Chính của AI Phản Ứng: – Không có khả năng học hỏi: AI phản ứng không lưu trữ thông tin về các tình huống đã xảy ra trước đó. Nó chỉ thực hiện các hành động dựa trên thông tin hiện tại và không thay đổi cách thức hoạt động của mình dựa trên kinh nghiệm. – Phản ứng ngay lập tức: Loại AI này hoạt động dựa trên các quy tắc và logic đơn giản để xử lý các tình huống cụ thể. Ví dụ, trong các trò chơi cờ, các chương trình AI phản ứng có thể tính toán các nước đi tốt nhất trong tình huống hiện tại mà không cần phải nhớ các nước đi trước. Ứng Dụng Thực Tiễn: – Hệ thống chơi game: Các trò chơi như cờ vua hoặc cờ vây sử dụng AI phản ứng để tính toán nước đi dựa trên các quy tắc của trò chơi. – Robot hướng dẫn: Các robot đơn giản, như robot hút bụi, sử dụng AI phản ứng để điều chỉnh hướng di chuyển và xử lý các vật cản trong môi trường của chúng. – Tự động hóa quy trình: Các hệ thống tự động hóa sản xuất có thể sử dụng AI phản ứng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể dựa trên các thông số đầu vào. Ví Dụ Điển Hình: – Một ví dụ điển hình của AI phản ứng là Deep Blue, máy tính của IBM đã đánh bại kỳ thủ cờ vua Garry Kasparov vào năm 1997. Deep Blue không có khả năng học hỏi từ các trận đấu trước mà chỉ dựa vào các thuật toán và quy tắc cụ thể để đưa ra các quyết định trong trận đấu. Xem trận đấu 2. AI bối cảnh (Limited memory) AI bối cảnh, hay còn gọi là “Limited Memory AI“, là loại trí tuệ nhân tạo AI có khả năng lưu trữ và sử dụng thông tin từ các tình huống trước đó để cải thiện hiệu suất và đưa ra các quyết định tốt hơn trong tương lai. Đây là một bước tiến so với AI phản ứng, khi AI bối cảnh có khả năng ghi nhớ và học hỏi từ kinh nghiệm, mặc dù khả năng ghi nhớ của nó vẫn bị hạn chế. Đặc điểm chính của AI bối cảnh: – Lưu trữ thông tin tạm thời: AI bối cảnh có khả năng lưu trữ thông tin từ các tình huống trước đó trong một khoảng thời gian nhất định. Thông tin này được sử dụng để cải thiện các quyết định và hành động trong các tình huống tương tự trong tương lai. – Khả năng học hỏi từ kinh nghiệm: Loại AI này có thể học hỏi và điều chỉnh hành vi của mình dựa trên các dữ liệu lịch sử, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và không lưu trữ thông tin lâu dài. Điều này giúp nó trở nên hiệu quả hơn trong các tác vụ cụ thể mà không cần đến khả năng ghi nhớ lâu dài của AI mạnh. Ứng dụng thực tiễn: – Xe tự lái: Hệ thống lái xe tự động sử dụng AI bối cảnh để ghi nhớ và phân tích thông tin từ các chuyến đi trước đó, chẳng hạn như các tuyến đường và điều kiện giao thông, để cải thiện hiệu suất lái xe. – Dịch vụ khách hàng: Các hệ thống chatbot và trợ lý ảo sử dụng AI bối cảnh để ghi nhớ các cuộc trò chuyện trước đó với người dùng, từ đó cung cấp các câu trả lời và dịch vụ phù hợp hơn. – Quảng cáo cá nhân hóa: AI bối cảnh phân tích hành vi người dùng từ các lần truy cập trước đó để cá nhân hóa quảng cáo và gợi ý sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thị. Ví Dụ Điển Hình: Một ví dụ điển hình của AI bối cảnh là trợ lý ảo như Siri hoặc Google Assistant. Những trợ lý này có