Tin tức

IT helpdesk và IT Support là gì? Sự Khác Biệt và Tầm Quan Trọng Trong Môi Trường Công Nghệ 4.0

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, vai trò của IT Helpdesk và IT Support trở nên vô cùng quan trọng trong việc duy trì và tối ưu hóa hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai vị trí này có những đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt, và vẫn cần tồn tại cả hai trong một hệ thống để đảm bảo sự hoạt động suôn sẻ của môi trường công nghệ. Hãy khám phá sự khác biệt giữa IT Helpdesk và IT Support, cũng như lý do tại sao cả hai đều quan trọng trong một tổ chức. 1. IT Helpdesk và IT Support sự khác biệt  1.1 IT Support là gì? IT Support là các dịch vụ và hoạt động nhằm hỗ trợ và duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong một tổ chức. Công việc bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, quản lý hạ tầng IT, triển khai phần mềm, sửa chữa, bảo trì, bảo mật thông tin, và hướng dẫn người dùng. IT Support có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất 1.2 IT Helpdesk là gì? IT Helpdesk là một phần của hệ thống hỗ trợ công nghệ thông tin của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, đóng vai trò là điểm liên lạc chính giữa người dùng và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Cụ thể, IT Helpdesk cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi họ gặp vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm, mạng hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. 2. Vai trò và kỹ năng của IT Support và IT Helpdesk 2.1 Vai trò và kỹ năng của IT Support Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi gặp phải vấn đề về phần cứng, phần mềm hoặc mạng. Điều này bao gồm việc giải đáp các câu hỏi kỹ thuật, sửa chữa lỗi, và cung cấp hướng dẫn cài đặt và cấu hình. Quản lý Hạ tầng IT: Bảo trì và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, bao gồm các máy chủ, mạng, hệ thống lưu trữ, và thiết bị kết nối. Điều này bao gồm việc triển khai, cập nhật và duy trì các thành phần của hạ tầng IT. Bảo mật Thông tin: Bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức khỏi các mối đe dọa mạng và tấn công bằng cách triển khai và duy trì các biện pháp bảo mật hiệu quả, bao gồm cả phần mềm bảo mật và chính sách an ninh thông tin. Sửa chữa và Bảo trì: Kiểm tra, sửa chữa và bảo trì phần cứng và phần mềm để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách mượt mà và ổn định. Điều này bao gồm việc thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Hướng dẫn và Đào tạo người dùng: Cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng liên quan một cách hiệu quả và an toàn.   Tóm lại, IT Support chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đọc thêm: Tìm hiểu thêm các khóa học tại MAIATECH Kỹ năng của IT Support: Kiến thức cơ bản về hệ điều hành, phần mềm, phần cứng máy tính cũng như cách sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và vận hành chúng. Có kiến thức và hiểu biết về thiết lập và kết nối mạng, an ninh mạng cũng như bảo mật thông tin hệ thống dữ liệu. Hiểu biết sơ bộ về các thiết bị di động để có thể xử lý khi cần. Khả năng học hỏi và cập nhật liên tục về các xu hướng công nghệ tiên tiến. Kiến thức về lập trình, phần mềm và các thư viện liên quan đến dự án. Kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu và sửa lỗi cài đặt, vận hành phần mềm. Kỹ năng hỗ trợ trên nền tảng Cloud.   Kỹ năng mềm: Kỹ năng Giao tiếp: Có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với người dùng từ các phòng ban khác nhau và trình bày thông tin kỹ thuật một cách dễ hiểu. Kỹ năng Giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích vấn đề, đưa ra các giải pháp và thực hiện các biện pháp khắc phục khi gặp phải các sự cố kỹ thuật. Kỹ năng Quản lý Thời gian: Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để ưu tiên và xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ người dùng. Kỹ năng Đào tạo và Hướng dẫn: Có khả năng hướng dẫn và đào tạo người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn. Kiên nhẫn và Lòng kiên nhẫn: Đôi khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp hoặc người dùng không hiểu biết về công nghệ, do đó, việc có lòng kiên nhẫn và sẵn lòng giải đáp các câu hỏi là rất quan trọng. 2.2  Vai trò và kỹ năng của IT Helpdesk Hỗ trợ Người Dùng Cuối: IT Helpdesk là điểm liên lạc chính giữa người dùng cuối và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Người dùng có thể liên hệ với IT Helpdesk khi họ gặp phải vấn đề kỹ thuật hoặc cần sự hỗ trợ về các vấn đề công nghệ thông tin. Giải

Đọc thêm »

Lý do tải ảnh/video lên Facebook bị vỡ? 4 cách khắc phục cực đơn giản

Có bao giờ bạn gặp phải tình huống khi vừa mới chụp những tấm hình hoặc quay video với chất lượng cao nhưng khi đăng tải lên Facebook để khoe với bạn bè thì lại thất vọng tràn trề vì ảnh bị vỡ, video bị mờ hơn so với ảnh – video gốc trên điện thoại hay không? Bài viết này sẽ chia sẻ những nguyên nhân và đồng thời đưa ra những cách giúp bạn có thể khắc phục điều này qua những thủ thuật cực kỳ đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 1. Nguyên nhân đăng tải ảnh – video lên facebook bị giảm chất lượng   Ảnh/video của bạn khi đăng tải lên Facebook bị giảm chất lượng có thể là do những nguyên nhân sau: Do thuật toán của Facebook: Thuật toán nén ảnh của Facebook có thể gây ra giảm chất lượng hình ảnh, đặc biệt là đối với ảnh có độ phân giải cao. Kích thước và định dạng không đúng: Facebook có các hạn chế về kích thước và định dạng của ảnh và video. Nếu tập tin quá lớn hoặc không đúng định dạng được hỗ trợ, nó có thể bị vỡ hoặc không hiển thị đúng trên nền tảng. Lỗi trong quá trình tải lên: Khi tải lên, có thể xảy ra lỗi kết nối hoặc lỗi phần mềm, dẫn đến việc mất mát dữ liệu hoặc bị hỏng. Hạn chế mạng hoặc thiết bị: Khi tải ảnh hoặc video từ thiết bị di động, kết nối mạng không ổn định hoặc yếu có thể gây ra lỗi trong quá trình tải lên. Xung đột với phần mềm hoặc trình duyệt: Đôi khi, các phần mềm hoặc trình duyệt có thể gây ra xung đột hoặc không tương thích với Facebook, dẫn đến lỗi khi đăng ảnh hoặc video. Sự cố từ phía máy chủ Facebook: Đôi khi, Facebook có thể gặp sự cố hoặc lỗi từ phía máy chủ, dẫn đến việc không hiển thị ảnh hoặc video đúng cách. 2. Cách khắc phục 2.1. Cài đặt chất lượng tải lên ảnh/video 2.1.1. Thao tác trên điện thoại Android Để thực hiện đăng tải ảnh trên các thiết bị chạy hệ điều hành Android, bạn hãy làm theo các bước dưới đây: Bước 1: Tiến hành mở ứng dụng Facebook > Nhấn vào Menu (Biểu tượng có 3 dấu gạch ngang) > Chọn mục Cài đặt & quyền riêng tư > Cài đặt Bước 2: Chọn File phương tiện > Nhấp chọn kích hoạt vào Chất lượng ảnh > chọn chất lượng Cao 2.1.1. Thao tác trên iPhone và iPad Bước 1: Các bạn mở app Facebook trên máy > Vào phần Menu(dấu 3 gạch ngang nằm ở góc phải bên dưới màn hình) > Cài đặt & quyền riêng tư > Cài đặt > Kéo xuống bên dưới tới phần File phương tiện và danh bạ > Video và ảnh. Bước 2: Tại hộp thoại, bật phần Tải lên HD ở cả 2 mục Cài đặt ảnh và Cài đặt video lên là hoàn tất. 2.2. Kiểm tra lại kết nối mạng Đôi khi vấn đề có thể phát sinh từ kết nối mạng không ổn định hoặc yếu, không đáp ứng đủ cho việc đăng tải nội dung. Bạn hãy kiểm tra kết nối mạng của và thử tải ảnh hoặc video lên từ một kết nối mạng khác, như sử dụng kết nối Wi-Fi thay vì 3G/4G hoặc ngược lại. 2.3. Cập nhật lên phiên bản Facebook mới nhất hiện tại Một trong những lý do khiến cho những tấm ảnh/video bạn đăng tải lên bị mờ hoặc có chất lượng kém cũng có thể là do phiên bản ứng dụng Facebook hiện tại bạn đang sử dụng quá cũ nên phát sinh ra những lỗi không đáng có khiến bạn gặp tình trạng như trên, để khắc phục điều này bạn hãy tiến hành cập nhật lên phiên bản mới nhất của Facebook nếu như bạn vẫn chưa cập nhật lên phiên bản mới nhất. Để có thể cập nhật ứng dụng Facebook thì bạn có thể làm theo các bước dưới đây hoặc Bấm vào đây để cập nhật nhanh Facebook: Android, IOS Bước 1: Bạn vào App Store (đối với Iphone) hoặc CH Play (đối với Android) trên điện thoại. Bước 2: Tại thanh tìm kiếm thì các bạn nhập từ khóa Facebook. Khi ứng dụng Facebook hiện ra, bạn nhấn vào ứng dụng để cập nhật phiên bản mới nhất của Facebook. Bước 3: Bạn nhấn vào Cập nhật và đợi vài phút để quá trình cập nhật phiên bản mới diễn ra. 2.4. Thử dùng thiết bị hoặc trình duyệt khác Vấn đề có thể xuất phát từ thiết bị hoặc trình duyệt bạn đang sử dụng để đăng tải ảnh và video lên Facebook. Đôi khi, một số thiết bị hoặc trình duyệt không tương thích hoặc không hỗ trợ tối đa việc tải lên hình ảnh và video trên nền tảng mạng xã hội này. Bạn hãy thử sử dụng một thiết bị hoặc trình duyệt khác và xem vấn đề có được giải quyết không nhé! 3. Kết luận Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể khắc phục được vấn đề và có được những tấm ảnh thật lung linh và sắc nét để có thể thỏa sức khoe với bạn bè trên Facebook. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên để lại ý kiến và chia sẻ cho bạn bè hoặc người thân đang gặp phải trường hợp tương tự này nhé! Đọc thêm: Lý do Facebook bóp tương tác và cách khắc phục hiệu quả

Đọc thêm »

Cách Chèn Fanpage Vào Web WordPress Nhanh Chóng Hiệu Quả Mới nhất

Mạng xã hội ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, vì thế việc cần làm lúc này đối với các công ty, doanh nghiệp hay cá nhân đang kinh doanh online trên website và fanpage facebook đó chính là chèn fanpage vào web. Phương pháp này giúp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, tạo ra kết nối giữa các kênh truyền thông, tạo sự thuận tiện cho khách hàng liên hệ, … Chính vì vậy mà chèn fanpage vào web sẽ là cơ hội cho bạn tiệp cận nhanh với xu hướng tích hợp với mạng xã hội hiện nay. Xem ngay bài viết dưới đây để chèn fanpage vào web một cách dễ dàng. Tại sao cần phải nhúng fanpage vào website wordpress? Sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của mạng xã hội đòi hỏi một doanh nghiệp, công ty, cá nhân trong kinh doanh phải sở hữu cho mình một fanpage facebook để hỗ trợ cho việc mở rộng kinh doanh. Là một nhà kinh doanh thông minh chắc chắn không nên bỏ qua điều này. Kiếm tiền từ việc chạy quảng cáo, thu hút khách hàng nhiều hơn và kéo traffic về website chính nếu tích hợp fanpage facebook vào website. Tạo lập một fanpage facebook là phương tiện giúp hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, … nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro bởi đây là mạng xã hội vô cùng lớn và bạn không hoàn toàn là người sở hữu fanpage của chính bạn. Ngược lại, website là của bạn, thể hiện sự hiện diện của của doanh nghiệp bạn trên internet. Độ tin tưởng cao hơn rất nhiều so với fanpage facebook. Tuy nhiên, giữa hàng nghìn website tương tự của các đối thủ cạnh tranh thì việc tiếp cận lượng lớn khách hàng sẽ là việc vô cùng khó khăn và tốn nhiều thời gian lẫn chi phí. Để đẩy nhanh tiến độ thì việc biết cách tích hợp giữa fanpage facebook và website sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Thu hút khách hàng tiềm năng Tăng traffic cho website chính Tăng độ tin tưởng với Google Tăng độ uy tín thương hiệu Chèn fanpage vào web là một chiến lược tốt để bạn có thể khai thác triệt để từ nhiều nguồn khách hàng khác nhau sử dụng mạng xã hội. Vì vậy mà đừng bỏ qua phương pháp hữu dụng này. Hướng dẫn chèn fanpage vào web đơn giản với 2 bước Bước 1: Tạo code fanpage facebook Truy cập và đăng nhập tài khoản vào trang dưới đây https://developers.facebook.com/docs/plugins/page-plugin   Tùy chỉnh cấu hình với: Facebook Page URL: Link fanpage facebook Tab: là những tab bạn muốn hiển thị. Ví dụ: messages, timeline, event (được phân cách bằng dấu phẩy) Width: chiều rộng (được tính bằng pixel) Height: chiều cao (được tính bằng pixel) Sau đó vào tab iFrame vào sao chép đoạn code trong đây. Bước 2: Nhúng fanpage facebook vào website wordpress Với wordpress bạn chỉ cần đăng nhập vào trang quản trị website, vào mục giao diện -> widget, chọn phần footer tương ứng mà bạn muốn chèn mã code fanpage. Lỗi khi nhúng fanpage facebook vào website và cách khắc phục Khi thực hiện chèn fanpage vào web tuy đơn giản nhưng đôi lúc bạn sẽ phải gặp một số vấn đề gây lỗi không hiển thị: Hạn chế độ tuổi và quốc gia Cách khắc phục: vào phần cài đặt của fanpage facebook và cấu hình lại giới hạn độ tuổi và quốc gia (hiển thị với mọi người) Chế độ hiển thị trang chưa bật Cách khắc phục: tương tự vào phần cài đặt và xem chế độ hiển thị trang đã được bật hay chưa. Nếu chưa bạn hãy bật lên để fanpage được hiển thị trên website.   Trên đây là những thông tin về cách chèn fanpage vào web trên wordpress. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn tích hợp được fanpage và website một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nếu có vấn đề nào trong quá trình thực hiện bạn có thể để lại bình luận hoặc gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ. Chúc bạn thành công!

Đọc thêm »

4 Cách Phát Hiện Camera Ẩn: Bảo Vệ Sự Riêng Tư Của Bạn

Trong thế giới hiện đại, việc bảo vệ sự riêng tư ngày càng trở nên quan trọng. Camera ẩn có thể được sử dụng với mục đích xấu, xâm phạm quyền riêng tư của bạn mà bạn không hề hay biết. Dưới đây là 4 cách phát hiện camera ẩn trong không gian sống hoặc làm việc của bạn. Camera quay lén có gì đặc biệt? Trước hết, camera quay lén là những thiết bị ghi hình được ngụy trang để ghi lại những hình ảnh mà đối tượng không hề hay biết. Những sản phẩm này thường có kích thước rất nhỏ, có thể được ngụy trang dưới dạng các vật dụng thông thường như đồng hồ, móc treo quần áo, ổ cắm điện, hoặc thậm chí là đầu đinh vít. Mục đích của việc lắp đặt camera quay lén có thể là để thu thập thông tin cá nhân, tống tiền, hoặc thỏa mãn ý đồ xấu của kẻ lắp đặt, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý và pháp lý cho nạn nhân. Sử dụng đèn pin là 1 cách phát hiện camera ẩn Một trong những cách đơn giản nhất để phát hiện camera ẩn là sử dụng đèn pin. Tắt hết đèn trong phòng và dùng đèn pin soi kỹ các góc, lỗ thông hơi, đầu báo cháy, hoặc các vật dụng khả nghi. Nếu bạn thấy ánh sáng phản chiếu từ một bề mặt nhỏ, đó có thể là ống kính của camera. Hầu hết các loại camera ẩn đều được trang bị đèn LED màu đỏ hoặc xanh lá cây, và chúng sẽ nhấp nháy nhiều hơn trong môi trường ánh sáng kém. Vì thế, người dùng có thể tận dụng chức năng đèn flash trên điện thoại hoặc dùng đèn pin để phát hiện các thiết bị quay lén. Sử dụng ứng dụng phát hiện camera ẩn Có nhiều ứng dụng phát hiện camera ẩn mà bạn có thể tải về điện thoại của mình. Những ứng dụng này thường sử dụng tín hiệu Wi-Fi hoặc Bluetooth để quét và tìm kiếm các thiết bị khả nghi. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm: Hidden Camera Detector Fing Glint Finder Kiểm Tra Mạng Wi-Fi Camera ẩn thường kết nối với mạng Wi-Fi để truyền dữ liệu. Bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý mạng như Fing để quét mạng Wi-Fi và kiểm tra xem có thiết bị lạ nào đang kết nối hay không. Nếu phát hiện thiết bị không rõ nguồn gốc, hãy kiểm tra kỹ lưỡng. Sử dụng các thiết bị chuyên dụng Nếu chưa yên tâm, máy dò camera ẩn là công cụ hữu ích giúp quét các tần số vô tuyến được kết nối với camera quay lén. Đây là cách làm hiệu quả nhằm phát hiện các thiết bị quay lén truyền dữ liệu thông qua sóng vô tuyến. Người dùng cũng có thể lựa chọn các thiết bị dò quét camera ẩn sử dụng tia hồng ngoại nhằm phát hiện ánh sáng từ những nguồn bất thường, trong đó có camera quay lén. Mức giá của các thiết bị này cũng khá dễ tiếp cận. Chẳng hạn, máy dò camera ẩn của Baseus hiện có giá bán khoảng vài trăm ngàn.   Kết Luận Bảo vệ sự riêng tư của bạn là điều rất quan trọng trong thế giới hiện đại. Bằng cách sử dụng các phương pháp trên, bạn có thể phát hiện camera ẩn và đảm bảo rằng không gian sống và làm việc của mình được an toàn. Đừng ngần ngại kiểm tra kỹ lưỡng và sử dụng các công cụ hỗ trợ để bảo vệ quyền riêng tư của mình. Bạn có thể xem một số bài viết khác của công ty chúng tôi tại đây.

Đọc thêm »
Tin tức tuyển dụng