Điện Thoại Của Bạn Có Hỗ Trợ NFC Hay Không? Dưới Đây Là 3 Cách Giúp Bạn Kiểm Tra

Điện thoại có hỗ trợ NFC hay không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt khi quy định mới về chuyển khoản ngân hàng có hiệu lực, người dùng nước ta phải sử dụng điện thoại hỗ trợ NFC để quét thông tin từ chip nhớ trên CCCD. NFC (Near Field Communication) là công nghệ không dây tầm ngắn, cho phép kết nối nhiều thiết bị với nhau chỉ bằng một lần chạm. NFC mang đến rất nhiều tiện ích cho người dùng, bao gồm thanh toán không tiếp xúc qua Google Pay và quá trình chuyển khoản tiện lợi.

Dưới đây là một số cách kiểm tra liệu điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không:

hỗ trợ NFC

Kiểm tra thông qua cài đặt thiết bị

Bước 1: Truy cập vào Cài đặt trên điện thoại.

Bước 2: Tìm và chọn Kết nối hoặc Mạng & Kết nối.

Bước 3: Nếu thiết bị có hỗ trợ NFC, bạn sẽ thấy mục NFC hoặc Tín hiệu và kết nối khác.

Dưới đây là cài đặt của điện thoại TECNO Pova 5:

TECNO pova 5

Kiểm tra điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không bằng cách gián tiếp

Đầu tiên, người dùng có thể kiểm tra việc hỗ trợ NFC thông qua các trang thông số bên thứ ba, chẳng hạn như GSMArena. Cách làm như sau:

Bước 1 – Truy cập website gsmarena.com

Bước 2 – Tại khung Search, tìm tên thiết bị bạn đang sử dụng. Chẳng hạn, bài viết này sử dụng OPPO Reno11 5G.

Bước 3 – Lướt xuống phía dưới, tìm đến mục Comms (Kết nối). Tại mục NFC, nếu trang web báo Yes, thiết bị của bạn có hỗ trợ NFC. Nếu hệ thống báo Yes (market/region dependent), thiết bị hỗ trợ NFC, tuy nhiên giới hạn ở một số thị trường.

Người dùng cũng có thể kiểm tra thông qua website chính thức của hãng. Đầu tiên, người dùng tìm từ khoá [tên thiết bị] + thông số kỹ thuật, sau đó truy cập website của hãng. Tìm đến mục NFC và thực hiện các bước tương tự. Dưới đây là thông số của điện thoại xiaomi 13T pro

thông số xiaomi-13

Kiểm tra điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không bằng ứng dụng

Bước 1 – Truy cập Play Store, tải và cài đặt ứng dụng có tên NFC Check.

Bước 2 – Khởi động ứng dụng, sau đó chọn mục NFC Check. Nếu hỗ trợ, hệ thống sẽ báo “NFC is supported and enabled!”.

sử dụng app để kiểm tra NFC

Kết Luận

Trên thực tế, hầu hết các điện thoại tầm trung và cao cấp tại Việt Nam đều được tích hợp sẵn công nghệ NFC khi xuất xưởng. Tuy nhiên, có một số mẫu máy giá rẻ bị cắt giảm tính năng này nhằm hạ giá bán sản phẩm. Điều này có nghĩa là người dùng có thể gặp khó khăn khi không thể sử dụng tính năng thanh toán không tiếp xúc hay quét xác thực căn cước công dân.

NFC là một công nghệ tiện lợi giúp kết nối và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng. Kiểm tra xem điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC hay không là một quá trình đơn giản và nhanh chóng. Bằng cách sử dụng một trong những phương pháp trên, bạn có thể dễ dàng xác định xem thiết bị của mình có tính năng này hay không. Nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ NFC, bạn có thể cân nhắc nâng cấp lên một mẫu mới hơn nếu tính năng này là điều bạn quan tâm.

Chúc các bạn thành công!

Lưu ý: ở trên là hướng dẫn dành cho điện thoại Android vì tất cả các mẫu iPhone đang được phát hành hiện nay đều có công nghệ NFC.

Bạn có thể xem thêm các bài viết của công ty chúng tôi tại đây

Chia sẻ bài viết
Blog

IT helpdesk và IT Support là gì? Sự Khác Biệt và Tầm Quan Trọng Trong Môi Trường Công Nghệ 4.0

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, vai trò của IT Helpdesk và IT Support trở nên vô cùng quan trọng trong việc duy trì và tối ưu hóa hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai vị trí này có những đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt, và vẫn cần tồn tại cả hai trong một hệ thống để đảm bảo sự hoạt động suôn sẻ của môi trường công nghệ. Hãy khám phá sự khác biệt giữa IT Helpdesk và IT Support, cũng như lý do tại sao cả hai đều quan trọng trong một tổ chức. 1. IT Helpdesk và IT Support sự khác biệt  1.1 IT Support là gì? IT Support là các dịch vụ và hoạt động nhằm hỗ trợ và duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong một tổ chức. Công việc bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, quản lý hạ tầng IT, triển khai phần mềm, sửa chữa, bảo trì, bảo mật thông tin, và hướng dẫn người dùng. IT Support có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất 1.2 IT Helpdesk là gì? IT Helpdesk là một phần của hệ thống hỗ trợ công nghệ thông tin của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, đóng vai trò là điểm liên lạc chính giữa người dùng và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Cụ thể, IT Helpdesk cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi họ gặp vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm, mạng hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. 2. Vai trò và kỹ năng của IT Support và IT Helpdesk 2.1 Vai trò và kỹ năng của IT Support Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi gặp phải vấn đề về phần cứng, phần mềm hoặc mạng. Điều này bao gồm việc giải đáp các câu hỏi kỹ thuật, sửa chữa lỗi, và cung cấp hướng dẫn cài đặt và cấu hình. Quản lý Hạ tầng IT: Bảo trì và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, bao gồm các máy chủ, mạng, hệ thống lưu trữ, và thiết bị kết nối. Điều này bao gồm việc triển khai, cập nhật và duy trì các thành phần của hạ tầng IT. Bảo mật Thông tin: Bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức khỏi các mối đe dọa mạng và tấn công bằng cách triển khai và duy trì các biện pháp bảo mật hiệu quả, bao gồm cả phần mềm bảo mật và chính sách an ninh thông tin. Sửa chữa và Bảo trì: Kiểm tra, sửa chữa và bảo trì phần cứng và phần mềm để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách mượt mà và ổn định. Điều này bao gồm việc thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Hướng dẫn và Đào tạo người dùng: Cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng liên quan một cách hiệu quả và an toàn.   Tóm lại, IT Support chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng công nghệ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đọc thêm: Tìm hiểu thêm các khóa học tại MAIATECH Kỹ năng của IT Support: Kiến thức cơ bản về hệ điều hành, phần mềm, phần cứng máy tính cũng như cách sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và vận hành chúng. Có kiến thức và hiểu biết về thiết lập và kết nối mạng, an ninh mạng cũng như bảo mật thông tin hệ thống dữ liệu. Hiểu biết sơ bộ về các thiết bị di động để có thể xử lý khi cần. Khả năng học hỏi và cập nhật liên tục về các xu hướng công nghệ tiên tiến. Kiến thức về lập trình, phần mềm và các thư viện liên quan đến dự án. Kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu và sửa lỗi cài đặt, vận hành phần mềm. Kỹ năng hỗ trợ trên nền tảng Cloud.   Kỹ năng mềm: Kỹ năng Giao tiếp: Có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với người dùng từ các phòng ban khác nhau và trình bày thông tin kỹ thuật một cách dễ hiểu. Kỹ năng Giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích vấn đề, đưa ra các giải pháp và thực hiện các biện pháp khắc phục khi gặp phải các sự cố kỹ thuật. Kỹ năng Quản lý Thời gian: Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để ưu tiên và xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ người dùng. Kỹ năng Đào tạo và Hướng dẫn: Có khả năng hướng dẫn và đào tạo người dùng về cách sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn. Kiên nhẫn và Lòng kiên nhẫn: Đôi khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp hoặc người dùng không hiểu biết về công nghệ, do đó, việc có lòng kiên nhẫn và sẵn lòng giải đáp các câu hỏi là rất quan trọng. 2.2  Vai trò và kỹ năng của IT Helpdesk Hỗ trợ Người Dùng Cuối: IT Helpdesk là điểm liên lạc chính giữa người dùng cuối và nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Người dùng có thể liên hệ với IT Helpdesk khi họ gặp phải vấn đề kỹ thuật hoặc cần sự hỗ trợ về các vấn đề công nghệ thông tin. Giải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức mới